Hậu quả khôn lường khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con

Cha mẹ bất hòa, căng thẳng, thậm chí cãi nhau, đánh nhau sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Mối quan hệ của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm sinh lý của con cái, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, học tập, nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ trong tương lai của trẻ.

Một nghiên cứu cho thấy một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tranh cãi gay gắt của cha mẹ. Trẻ từ 1 đến 19 tuổi có thể nhạy cảm với những xung đột trong hôn nhân của cha mẹ.

cai nhau truoc mat con Giadinhvietnam (2)

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ (Ảnh minh họa)

7 hậu quả khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con

Giảm hiệu suất nhận thức

Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Phát triển trẻ em cho thấy rằng căng thẳng liên quan đến việc sống trong một ngôi nhà có xung đột cao sẽ làm giảm hiệu suất nhận thức của trẻ. Khi cha mẹ căng thẳng thường xuyên, trẻ em gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh sự chú ý và cảm xúc. Khả năng giải quyết vấn đề và tiếp thu các thông tin mới cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trẻ trở nên hung hăng

Chứng kiến cha mẹ bất hòa, thậm chí đánh nhau sẽ làm tăng nguy cơ trẻ đối xử với người khác bằng sự thù địch. Khi thấy bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ, trẻ em sẽ học được rằng cãi nhau là cách giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ em sẽ bắt chước cha mẹ và giải quyết các vấn đề cá nhân của chúng bằng cãi vã và đánh nhau. Hành vi hung hăng này có thể khiến trẻ gặp rắc rối ở trường học, ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè của trẻ.

cai nhau truoc mat con Giadinhvietnam (1)

Trẻ trở nên hung hăng khi thường xuyên chứng kiến cha mẹ bất đồng (Ảnh minh họa)

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Nhóm nghiên cứu từ Trường đại học Cambridge (Anh) tìm hiểu 238 người từ 15 đến 18 tuổi. Họ được đề nghị thực hiện một bài kiểm tra để đánh giá khả năng xử lý những thông tin có liên quan đến cảm xúc. Theo đó, những người có kết quả thấp nhất khi làm bài kiểm tra trên thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp bốn lần so với những người khác. Thống kê cho thấy, những người này thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong khoảng thời gian hơn sáu tháng và trước khi lên 6 tuổi.

Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích ở tuổi vị thành niên  

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sống trong một ngôi nhà có mức độ xung đột cao sẽ làm tăng tỷ lệ hút thuốc, uống rượu và sử dụng cần sa ở trẻ.

Trẻ gặp rắc rối về thể chất

Khi thấy cha mẹ cãi nhau, trẻ cảm thấy buồn bã, lo lắng. Cảm giác này có thể sẽ được chuyển thành bệnh đau đầu hoặc đau dạ dày. Khi buồn bã, trẻ không muốn ăn hoặc ngược lại, ăn quá nhiều để đối phó. Lo lắng sẽ khiến trẻ khó ngủ vào buổi tối khi phải suy nghĩ về các mâu thuẫn đã xảy ra trong ngày.

Nhìn nhận tiêu cực hơn về cuộc sống

Trẻ em được nuôi dưỡng trong những ngôi nhà có cha mẹ thường xuyên xảy ra bất hòa sẽ hình thành những quan điểm tiêu cực về mối quan hệ trong gia đình. Trẻ cũng có nhiều khả năng nhìn nhận bản thân theo cách tiêu cực.

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên “Tạp chí Thanh thiếu niên và Vị thành niên” cho thấy, trẻ em chứng kiến cha mẹ cãi nhau, đánh nhau thường có lòng tự trọng thấp.

Hạ Vy

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/hau-qua-khon-luong-khi-cha-me-cai-nhau-truoc-mat-con-a1003.html