Thủ tướng Anh, Theresa May, phải liên tục đề nghị với các nhà lãnh đạo EU cho lui lại ngày rời khỏi cộng đồng. Vào ngày 10 tháng 4, EU đã đặt ra thời hạn cuối cùng là ngày 31 tháng Mười năm 2019 với lời cảnh báo của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk “ Xin vui lòng đừng làm lãng phí thời gian này!”.
Nhiều người Anh muốn có một thỏa thuận Brexit giúp họ gần gũi với EU, số khác cho rằng, nếu không có kế hoạch thỏa đáng nào xuất hiện, sẽ thoát ra khỏi EU mà không cần có thỏa thuận và thay vào đó là, tạo ra một bản sắc dân tộc mới bên ngoài châu Âu; hàng triệu người Anh khác lại kêu gọi cần có một cuộc trưng cầu dân ý mới.
Thỏa thuận Brexit khác xa với lần đầu tiên người Anh đặt câu hỏi liệu đất nước này có thực sự thuộc về lục địa bao quanh nó hay không?. Trong nhiều thế kỷ, kể từ cuộc xâm lược của La Mã đến việc gia nhập tiền thân của EU vào năm 1973, nước Anh luôn bị đan xen giữa tiến gần hơn hoặc kéo ra xa khỏi châu Âu. Nhà sử học người Anh, Jeremy Black, giáo sư tại Đại học Exeter là tác giả của cuốn sách Nước Anh và Châu Âu: Lịch sử ngắn, đã bàn về mối quan hệ này. Qua đó, có thể tiết lộ về lịch sử quan hệ giữa nước Anh với lục địa châu Âu từ thời đế chế La Mã cho đến ngày nay.
Từ cuộc xâm lược của người La Mã .....
Mối liên hệ lớn đầu tiên của Anh một lục địa trên biển, được đặt ra vào năm 55-54 trước Công nguyên (TCN), khi Julius Caesar đến và bắt đầu kết hợp nhiều nước Anh nhỏ và xứ Wales vào đế chế La Mã rộng lớn. Một thế kỷ sau đó, vào năm 43 sau Công nguyên (SCN), một cuộc xâm lược toàn diện đã diễn ra. Từ đó, miền Nam nước Anh do Rome cai trị. Năm 128 SCN, Hoàng đế Hadrian đã xây dựng bức tường dọc bờ biển dài 73 dặm ở phía Tây Bắc lãnh thổ để ngăn chặn người miền Bắc tràn vào.
|
Bức tường Hadrian gần Housesteads, Vương quốc Anh |
Vào những năm 500 SCN, nước Anh đã tìm đến Giáo hoàng cho chính quyền tôn giáo. Kể từ khi những người cai trị thay vì theo tăng lữ Ailen (vào những năm 600 SCN) đã lựa chọn và tuân theo các quy tắc và quy định của Công giáo La Mã, cải cách đối với Châu Âu là sự phá vỡ lớn nhất từ trước đến nay.
Mục sư người Đức Martin Luther đã từng lên tiếng về sự tham nhũng mà ông nhận thấy trong Giáo hội Công giáo. Thế kỷ XVI, những ý tưởng của ông đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt giữa các học giả ở Anh. Một số người đã coi thẩm quyền của Giáo hoàng như là một sự đối đầu với chủ quyền của Anh. Cùng thời gian này, Vua Henry VIII có khiếu nại với nhà thờ. Giáo hoàng Clement VII đã từ chối và Henry đã quyết định chia tay với Rome và Công giáo, thành lập Giáo hội Kitô ở Anh vào năm 1534 và giải thể các tu viện trên khắp đất nước.
Công cuộc cải cách đã gây chia rẽ, những người thiểu số theo đạo Công giáo đã phản đối công cuộc cải cách, còn người theo đạo Tin lành lại phản đối người Công giáo. J.Black cho rằng, cuộc cải cách tôn giáo đã theo cách giống với cuộc đấu tranh hiện tại của Vương quốc Anh với Brexit. Mọi người ở cả hai phía đều tập trung vào bản sắc, cảm xúc và cảm giác cam kết hơn điều ta thấy trong chính trị bình thường và không dễ thỏa hiệp.
...đến cuộc chiến tranh với Pháp và sự trỗi dậy của Đế quốc Anh
Sau cuộc cải cách, đất nước được biết đến vào năm 1707 với sự thống nhất của quốc hội Anh, xứ Wales, Scotland và không thể bỏ qua các nước láng giềng châu Âu. Điều này thể hiện rõ từ một loạt các cuộc chiến tranh với Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đan Mạch và các cuộc chiến khác đã chấm dứt vào các Thế kỷ 17, 18 và đầu Thế kỷ 19. Phần lớn các cuộc xung đột này gây ra bởi những bất đồng về lợi ích thương mại hoặc kiểm soát biển và lãnh thổ.
Theo GS J.Black, vào thời kỳ này, ngoại giáo bản địa bắt đầu bị hỗn loạn bởi các giáo phái La Mã. Trong khi giao thương với phần còn lại của lục địa do La Mã cai trị đã phát triển. Thương nhân La Mã đến châu Âu đã truyền bá về Chúa Jesus. Mặc dù Kitô giáo là niềm tin đã có từ hàng trăm năm, nhưng một khi đã nắm giữ nước Anh, tôn giáo và cách được thực hiện lại trở thành yếu tố quyết định trong mối quan hệ với châu Âu và gắn kết trong nhiều thế kỷ sau khi kết thúc cai trị của La Mã, khoảng năm 410 SCN.
Chiến tranh từ năm 1756 đến 1763, khiến nước Anh và hàng chục quốc gia châu Âu rơi vào cuộc chiến sau khi người Habsbur lấy lại một tỉnh từ nước Phổ. Xung đột lục địa của Anh trong giai đoạn này đã kết thúc tại trận chiến Waterloo khi nhà lãnh đạo quân đội Anh đã đánh bại Napoleon Bonaparte, người đã có dự tính về một proto-EU. Vào năm 1805, Napoleon Bonaparte đã từng muốn tạo ra một hệ thống pháp lý châu Âu; một tòa án kháng cáo châu Âu; một loại tiền tệ chung, cùng trọng lượng và cùng chung luật lệ.
|
Trận chiến Waterloo 'tranh của Nghệ sĩ: George Jones.
|
Khác với tầm nhìn của Napoleon về việc thắt chặt liên kết châu Âu, trong thế kỷ tiếp theo, châu lục này trở nên ít quan trọng hơn đối với nước Anh, bởi từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, đế quốc Anh đã xâm chiếm rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vào đầu những năm 1900, nước Anh chiếm đóng trên ¼ diện tích trái đất, kéo dài từ Canada đến Ấn Độ và châu Úc. Trong thời kỳ đế chế, nước Anh đã tìm kiếm về kinh tế, văn hóa và chính trị trên khắp các đại dương.
Sự giàu có và ảnh hưởng do đế chế tạo ra đã đánh lạc hướng người Anh, tách họ khỏi các sự kiện gần về mặt địa lý và gần nhà hơn, họ biết nhiều hơn về những gì đang diễn ra ở Hoa Kỳ hoặc ở Canada so với những gì đang diễn ra ở Helsinki, Warsawa, thậm chí là gần hơn nữa. Thắng Napoleon trong chiến trận, nhưng người Anh đã không gửi một đội quân nào đến lục địa châu Âu trong gần một thế kỷ, cho đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914.
...Và từ sau thế chiến lần thứ 2
Ở một khía cạnh nào đó, chiến tranh Thế giới buộc người Anh phải coi mình là một phần của cộng đồng châu Âu rộng lớn. Họ đã bị lôi kéo vào cả Thế chiến I và II vì đã hứa hẹn bảo vệ các nước châu Âu khác khỏi sự xâm lược của Đức. Trong chiến tranh thế giới II, Thủ tướng Anh, Winston Churchill, đã nhấn mạnh sự liên quan nhiều hơn của nước Anh với lục địa châu Âu.
Sự khủng khiếp của thế chiến lần thứ hai kết thúc vào năm 1945, các quốc gia Tây Âu hy vọng mối quan hệ liên kết mạnh mẽ giữa các nước láng giềng có thể là cách để ngăn chặn các cuộc chiến trong tương lai. Do vậy, sáu nước trong các quốc gia châu Âu đã hình thành nhóm tiền nhiệm đầu tiên của cộng đồng châu Âu (EU). Tuy nhiên, nước Anh chưa sẵn sàng theo dõi. Từ cuối thập niên 1940 người Anh vẫn cho rằng, chiến thắng trong cuộc chiến là sự khẳng định về những gì họ đã làm và cách họ được tổ chức nên đã từ chối, chưa gia nhập cộng đồng EU.
Hai thập kỷ sau Thế chiến thứ hai là thời gian khó khăn đối với người Anh, khi họ muốn xem mình là nhà lãnh đạo thế giới. Vào thập niên 1960, hầu hết các thuộc địa cũ của đế chế cùng với các quốc gia châu Âu khác đã trở thành các quốc gia độc lập. Trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez (năm 1956), Hoa Kỳ từ chối ủng hộ những nỗ lực của Anh-Pháp để chiếm lại khu vực này sau khi Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào, khiến nước Anh cảm thấy bị đồng minh hùng mạnh nhất của mình bỏ rơi.Mong muốn đòi lại ảnh hưởng không còn, đã thúc đẩy Thủ tướng Anh, Harold Macmillan,nộp đơn xin tham gia Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1973 nhằm lấy lại vị thế cường quốc thế giới.
Sự nhiệt tình đối với EU của người Anh đã tăng lên vào năm 1975, khi 67% cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý đã chọn ở lại trong khối EEC, nhưng quốc gia này không chấp nhận đồng tiền chung châu Âu (đồng euro) đã được 11 quốc gia thành viên sử dụng vào năm 1999. Họ cũng không tham gia vào thỏa thuận Schengen, một thỏa thuận bãi bỏ kiểm soát biên giới và cho phép mọi người di chuyển tự do qua biên giới các nước thành viên. Các chính trị gia nước Anh từ lâu đã chống lại sự hội nhập sâu hơn với châu Âu. Vào năm 1990, Thủ tướng Anh, Maegaret Thatcher đã nói không trước lời kêu gọi kiểm soát tập trung hơn ở châu lục này.
Nước Anh luôn tự coi mình là một thành viên tách biệt của EU. Sự tách biệt về địa lý của quần đảo Anh quốc và người Anh hướng ra ngoài châu Âu về mối quan hệ đối với các quốc gia là lý do chính của quam điểm này. Theo nhiều nhà phân tích, sự tách biệt có thể trở nên rõ rệt hơn trong thời gian tới. Nhưng dù Brexit có kết thúc, lịch sử sẽ không phải là dấu chấm hết cho cuộc tranh đấu của Anh với bản sắc châu Âu.
Trung Đức
Trung Đức
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/nuoc-anh-trong-quan-he-voi-chau-au-tu-de-che-la-ma-den-brexit-a1144.html