Từ lâu đời, khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11 âm lịch khi vào mùa lúa chín tại địa phương, người dân làng Tú Đôi, xã Kiến Quốc, Kiến Thụy, Hải Phòng lại "hò nhau "đi bắt chuột đồng. Đây là thời điểm lũ chuột đồng béo mập vì được ăn no thóc lúa ngoài đồng.
Ông Phạm Đăng Minh, 61 tuổi, người làng Tú Đôi (một "chuyên gia" bắt chuột) cho biết, công việc này gắn với họ từ rất lâu đời. Địa điểm tổ chức bắt chuột lần này của nhóm ông Minh chính là cánh đồng tại xã Hữu Bằng (Kiến Thụy) với bãi cỏ mọc hoang, xung quanh lúa bị chuột cắn nhiều.
Người dân làng Tú Đôi không có điểm bắt chuột cố định, chỉ thấy nơi nào "khả nghi" có chuột là sẽ dừng lại quan sát dấu chân, vùng lúa xung quanh.
Khi nghe tiếng chuột kêu, gần cánh đồng thì mới xác định có nhiều chuột hay không, chuột có "sạch" hay không, chứ không bắt chuột nhà (bẩn, hôi...). Có thời điểm các nhóm dân làng Tú Đôi còn về tận Hải Dương để bắt chuột.
Để bắt chuột, người dân chỉ cần mang theo cuốc, lưới, giỏ đựng, găng tay.. |
Có nhiều con chuột béo múp, nặng tới 5 hoặc 6 lạng. |
Mội ngày các nhóm có thể bắt được tầm 30 đến 40 kg chuột. |
Sau khi mang về làm sạch, người dân bán với giá 150 nghìn đồng/1kg. |
Theo người dân làng Tú Đôi, thịt chuột có thể luộc, hấp, nấu giả cày hoặc rán..., ngon hơn thịt gà. |
Thịt chuột được người dân bày bán tại chợ và được coi là một đặc sản ở nhiều khu vực tại Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định (phía Bắc); An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh (phía Nam). |
Hạ Chí (t/h)
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/hai-phong-ve-lang-tu-doi-cung-dan-lang-di-bat-chuot-dong-mua-lua-chin-a2124.html