Trong cơ thể, canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể con người, 99% canxi tồn tại trong xương, răng và 1% ở trong máu. Canxi kết hợp với photpho là thành phần cấu tạo của xương và răng, làm cho răng và xương được chắc khoẻ.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong hình thành hệ xương, răng và các hoạt động khác của cơ thể - Ảnh minh họa: InternetCanxi còn đóng vai trò quan trọng đối với hệ cơ, hiện tượng co cơ sẽ không thực hiện được nếu thiếu canxi. Nên có thể nói canxi là nguyên tố không thể thiếu được đối với việc duy trì và đảm bảo cho hệ cơ quan vận động duy trì nhịp đập của tim, sự đông máu và các hoạt động chuyển hoá của cơ thể.
Cơ thể luôn cần được cung cấp một lượng canxi nhất định trong suốt giai đoạn cuộc sống. Nhu cầu canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em, lúc mang thai và cho con bú. Theo tổ chức y tế Thế giới WHO, mỗi độ tuổi sẽ cần lượng canxi cần thiết cho cơ thể như sau:
Trẻ em 0 – 1 tuổi:cần 400mg – 600mg /ngày. Trẻ em 1-10 tuổi : cần 800 mg /ngày. Người lớn 11- 24 tuổi cần 1200 mg /ngày. Người lớn 24 – 50 tuổi cần 800mg – 1000mg /ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi: 1200 mg – 1500 mg/ngàyVì sao cơ thể thiếu canxi? Cơ thể bị thiếu canxi thường do hai nhóm nguyên nhân: Suy dinh dưỡng (khẩu phần ăn hằng ngày không đủ canxi, thiếu vitamin D) hoặc thiếu do rối loạn chuyển hóa canxi (bởi rối loạn nội tiết tố, lão hóa, do lối sống thiếu vận động) - trong trường hợp này, khẩu phần ăn tuy đủ canxi nhưng cơ thể cũng không hấp thu được
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng
Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự động sản xuất mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu canxi hoạt động nó sẽ kêu gọi máu huy động canxi từ trong xương ra. Cơ thể sẽ có những dấu hiệu thiếu canxi như sau:
Chuột rút
Đây là dấu hiệu thiếu canxi đầu tiên mà bạn có thể gặp phải. Các cơn co thắt cơ bị ảnh hưởng khi cơ thể thiếu canxi, dẫn đến chứng chuột rút hoặc thậm chí co giật trong những trường hợp nặng.
Đau cơ bắp, đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay đi bộ là dấu hiệu sớm cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi.
Vấn đề về răng
Răng và xương là hai bộ phận bị tác động lớn khi thiếu canxi. Khi bị thiếu canxi, răng có thể bắt đầu chuyển dần sang màu vàng, phân rã và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh nha chu cũng tăng lên.
Móng tay yếu và dễ gãy
Giống như xương, móng tay cũng cần lượng canxi nhất định để duy trì cấu trúc của nó. Vì vậy, khi bạn bị thiếu canxi, móng tay trở nên khô, giòn yếu, dễ bị bong tróc. Một khi móng tay yếu đi, chúng không đủ dày để chịu được bất kỳ tác động nào và dễ bị gãy trong các hoạt động hàng ngày đơn giản nhất.
Chóng mặt, tê nhức và đau xương
Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống khi đó cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Mất ngủ
Đây cũng là một dấu hiệu thiếu canxi mà chúng ta cần chú ý. Canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon hơn. Do đó, nếu cơ thể bạn thiếu canxi, bạn sẽ khó có giấc ngủ sâu, hay chập chờn giữa đêm.
Mệt mỏi, stress
Sự thay đổi cảm xúc có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, bạn cần bổ sung canxi vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình.
Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
Canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì hệ miễn dịch khoẻ mạnh, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể. Thiếu canxi khiến cơ thể yếu hơn, thường xuyên mắc các bệnh như ho, cảm cúm, nhiễm trùng…
Riêng với trẻ em, có một số biểu hiện điển hình mà cha mẹ cần chú ý như sau:
Trẻ hay giật mình, quấy khóc khi ngủ; ra mồ hôi trộm; rụng tóc vành khăn; chậm mọc răng hoặc răng mọc không đều, dễ bị sâu răng; chậm phát triển kỹ năng vận động như bò hoặc đi; đầu bị bẹp; trẻ kêu đau nhức xương khi vận động… Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, bé có thể bị chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trẻ em thiếu canxi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ - Ảnh minh họa: Internet
Bổ sung canxi đúng cách cho cơ thể như thế nào?
Khi cơ thể phát dấu hiệu thiếu canxi thì chúng ta cần bổ sung canxi từ ngoài vào qua thực phẩm hoặc thuốc.
Canxi có thể nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hằng ngày thông qua một số các loại thực phẩm:
Nếu trong khẩu phần ăn không cung cấp đủ canxi thì việc bổ sung ngoài là cần thiết. Các đối tượng cần bổ sung thêm canxi bên ngoài như người mắc bệnh loãng xương, người già, phụ nữ mang thai và cho con bú...
Chỉ bổ sung canxi bằng thực phẩm chức năng khi có chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet
Nếu bổ sung dư thừa canxi sẽ gây hại cho sức khoẻ, chúng ta cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc chức năng. Trong quá trình uống canxi, cần chú ý những điểm sau đây:
Bổ sung canxi chỉ thật sự phát huy tác dụng khi uống vào buổi sáng hoặc trưa, đặc biệt không nên uống vào buổi chiều, tối vì sẽ gây khó ngủ. Nên uống sau bữa ăn khoảng một giờ và không dùng chung canxi với sữa và các chế phẩm từ sữa Trong bữa ăn nếu có nhiều thực phẩm chứa chất đạm sẽ làm gia tăng lượng bài tiết canxi. Khi bổ sung canxi nên uống nhiều nước để tránh sỏi thận. Canxi được hấp thu hoàn hảo hơn nhờ vitamin D, chúng có nhiều trong các loại trứng, thịt đỏ, sữa, bơ... và trong ánh nắng mặt trời.Vì vậy, cần kết hợp bổ sung canxi và vitamin D để hấp thụ tối đa khoáng chất này.Canxi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Chúng ta cần nắm rõ 7 dấu hiệu thiếu canxi của cơ thể để kịp thời điều chỉnh lối sống, chế độ ăn phù hợp để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hoặc dư thừa canxi.