Theo đó, chiều 30/12, trên khu vực Nam Biển Đông hình thành một vùng áp thấp khác. Hồi 13 giờ ngày 30/12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 7,5 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa khoảng 250km về phía Đông Đông Nam.
Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 31/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 7,8 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa khoảng 130km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam. Đến 13 giờ ngày 01/01/2019, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 7,0 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 02/01/2019, vị trí tâm bão ở khoảng 7,0 độ Vĩ Bắc; 104,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh và có khả năng kéo dài 3-4 ngày tới.Ở vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, Nam Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Thanh Tâm/moitruong.net
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/bien-dong-xuat-hien-vung-ap-thap-moi-a397.html