Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển tầm vóc và trí tuệ, đồng thời là yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi. Trong hội thảo “Sữa với sức khoẻ của người Việt” do Hiệp hội sữa Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của Vinamilk ngày 30/05 vừa qua, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ về hiện trạng thiếu hụt vi chất ở trẻ em Việt và những giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng này.
PGS. TS. BS Lê Bạch Mai chia sẻ tại hội thảo “Sữa vì sức khỏe người Việt” ngày 30/5
Cũng trong buổi hội thảo, các bác sỹ và chuyên gia đầu ngành đã giải đáp cho phụ huynh những thắc mắc cụ thể quanh vấn đề thiếu hụt và bổ sung vi chất cho trẻ. Theo PGS. BS Lê Bạch Mai từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt thường thiếu hụt vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, thiếu đa vi chất, khẩu phần can-xi thấp. Kết quả điều tra năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%, tỷ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp ở mức 34,8%, 80,3% phụ nữ có thai, 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ, 69,4% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và đến 45% trẻ từ 6-12 tháng tuổi thiếu máu.
Ông Nguyễn Quốc Khánh – GĐĐH Nghiên Cứu và Phát Triển của Vinamilk phát biểu tại hội thảo “Sữa vì sức khỏe người Việt”
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nguy hại ở chỗ khi các triệu chứng biểu hiện thành bệnh như thiếu máu do thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitamin A thì dễ phát hiện, nhưng trong một thời gian dài sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đôi khi không thể hồi phục. Tiêu biểu như khi thiếu can-xi lâu dài trong khẩu phần (ít hơn 600mg/ngày) có thể gây ra rối loạn khoáng hoá tại xương, giảm trọng lượng xương, gây loãng xương, còi xương, co cứng cơ, liên quan đến tăng huyết áp, ung thư ruột, ung thư đại liệt tràng. PGS.BS Lê Bạch Mai chia sẻ, có 3 dạng thiệt hại vì thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là tử vong, giảm chất lượng cuộc sống và suy giảm năng suất lao động. Một vài con số thống kê đủ khiến người ta phải giật mình: 1,1 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do thiếu vitamin A và kẽm, 18 triệu trẻ sơ sinh bị giảm trí tuệ do thiếu i-ốt, 350 nghìn trẻ em mù loà vì thiếu vitamin A, và 1,6 tỷ người bị giảm khả năng lao động do thiếu máu thiếu sắt.
Các em học sinh đã dần hình thành thói quen uống sữa thông qua chương trình Sữa học đường được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước
Để phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, PGS.BS Lê Bạch Mai nhận định cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, từ uống bổ sung vi chất dinh dưỡng, tăng cường vi chất vào thực phẩm đến cải thiện bữa ăn. Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, sữa đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hụt canxi và các khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội sữa Việt Nam 2018, lượng tiêu thụ sữa trung bình của người Việt chỉ đạt 27-28 lít sữa/người/năm, còn khá khiêm tốn so với Thái Lan, Singapore hay Nhật Bản. PGS.BS Lê Bạch Mai cũng khuyến khích các nhà sản xuất sữa nên quan tâm bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa để góp phần cải thiện thể trạng người Việt. Với thực trạng khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, nỗi lo về việc bổ sung bị thừa gần như không tồn tại vì thực tế người Việt đang thiếu hụt vi chất rất nhiều.
Nhận thức được tầm quan trọng của sữa đối với sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong lứa tuổi học đường – giai đoạn vàng của phát triển thể chất và trí tuệ, Vinamilk đã không ngừng thực hiện các chương trình cộng đồng nhằm chia sẻ cùng cộng đồng trách nhiệm cải thiện trí lực, thể lực và tầm vóc của thế hệ trẻ Việt Nam.
Chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam được thành lập từ năm 2008 với sứ mệnh “Để mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”
Điển hình như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam (35 triệu ly sữa với tổng giá trị tương đương 150 tỷ đồng đến với gần 440 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam); chương trình Sữa học đường hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng, tương đương với khoảng gần 175 triệu hộp sữa cho 3 triệu trẻ em học sinh mầm non, tiểu học ở nhiều tỉnh thành.
Tại hội thảo, Ông Nguyễn Quốc Khánh – GĐĐH Nghiên Cứu và Phát Triển của Vinamilk cho biết: “Chương trình Sữa học đường không chỉ có ý nghĩa nhân văn và xã hội to lớn đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam, với nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước mà còn thể hiện rõ sự quyết tâm, đồng lòng của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị nhà trường và hơn nữa là sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện chương trình để mang đến cho các em nguồn dinh dưỡng chất lượng quốc tế, giúp phát triển tối đa thể lực và trí lực trong giai đoạn nền tảng của những năm đầu đời”.
“Niềm vui uống sữa ở trường” là chủ đề của Ngày sữa thế giới 2019 được phát động tại Việt Nam bởi Hiệp hội sữa Việt Nam và Vinamilk. Với mong muốn góp phần hình thành thói quen uống sữa từ sớm cho trẻ em Việt Nam, giúp xây dựng nhận thức về việc uống sữa không những tốt cho sức khỏe mà còn là niềm vui mỗi ngày và là quyền lợi của các em. Qua đó, từng bước một mang đến những thay đổi tích cực trong sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của thế hệ tương lai. |
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/van-de-thieu-hut-vi-chat-o-tre-va-loi-khuyen-tu-cac-chuyen-gia-a398.html