Đơn khởi kiện của bà Phạm Thị Xuyến thể hiện nội dung: Bố mẹ bà là cụ Phạm Văn Tích và Nguyễn Thị Thảnh sinh được 5 người con. Trong đó, bà Phạm Thị Xuyến là em gái ông Phạm Hồng Quỳnh. Cụ Tích, cụ Thảnh cùng mất năm 1988, không để lại di chúc.
Theo trình bày của nguyên đơn: Bố mẹ bà để lại diện tích đất thổ cư 1.438m2 ở địa chỉ đường Trần Phú, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Năm 1993, gia đình bà Xuyến họp thống nhất chia đất và lập thành văn bản. Có điều bà Xuyến không được chia tài sản của bố mẹ để lại.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND huyện Lục Ngạn
Nay, bà Phạm Thị Xuyến làm đơn yêu cầu TAND huyện Lục Ngạn chia di sản thừa kế theo pháp luật là quyền sử dụng đất của hai cụ Phạm Văn Tích và Nguyễn Thị Thảnh (bố mẹ của nguyên đơn).
Đáng lưu ý trong vụ án này, bị đơn Phạm Hồng Quỳnh là anh trai nguyên đơn Phạm Thị Xuyến. Và diện tích đất đang tranh chấp hiện đứng tên sổ đỏ là ông Phạm Hồng Quỳnh.
Trở lại phiên tòa sáng ngày 5/11, mặc dù đã được tòa án tống đạt giấy triệu tập hợp lệ, nhưng ông Phạm Hồng Quỳnh và một số người có quyền lợi liên quan, người làm chứng đã không có mặt.
Để đảm bảo quyền lợi cho các bên, sau ít phút hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Thời gian mở lại phiên tòa dự kiến vào ngày 21/11/2019.
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Trung Tiệp – Công ty luật Dragon (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm: Việc bà Phạm thị Xuyến khởi kiện là để đòi lại sự công bằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của mình vì cũng là con ruột nhưng không được thừa hưởng tài sản của bố mẹ. Trong khi đó, bà là người sống luôn cưu mang, bao bọc các em trong gia đình.
Tất cả đang chờ vào sự giải quyết công tâm, khách quan, đúng pháp luật của TAND huyện Lục Ngạn nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, góp phần thay đổi nhận thức phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay.
Theo quy định tại Điều 650, điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một người có tài sản mà sau khi chết đi không để lại di chúc định đoạt tài sản đó sẽ phát sinh quyền thừa hưởng di sản thừa kế của những người đó để lại. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết |
PV
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/bac-giang-hon-29-nam-van-chua-duoc-huong-di-san-cua-bo-me-de-lai-a64849.html