Bé Hoàng Linh 4 tuổi nhưng cân nặng chỉ vỏn vẹn 13 kg. Bác sĩ chẩn đoán Linh hấp thu dinh dưỡng kém do bị rối loạn tiêu hóa. Chị Lan Phương (mẹ bé Hoàng Linh) cho biết: “Tôi cảm thấy bất lực khi không thể cải thiện tình trạng cân nặng cho con, dù đã rất cố gắng thay đổi thực đơn, thậm chí tẩm bổ bằng ruốc cóc, tổ yến, hồng sâm… Đã hơn một năm nay, chỉ số cân nặng của con gần như không hề nhúc nhích, nhìn con còi cọc, thấp bé hơn các bạn cùng lớp, tôi vừa xót xa vừa cảm thấy có lỗi”.
Thực tế, không riêng bé Linh mà rất nhiều trẻ em dưới 5 tuổi cũng gặp phải tình trạng tương tự. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 500 triệu bé dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị suy dinh dưỡng, 30% trường hợp có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa.
Số liệu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy tỷ lệ bé có biểu hiện rối loạn tiêu hóa chiếm tới 47% trong tổng số bé tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ này lên tới 59% ở bé dưới 12 tháng tuổi và 40% ở bé 1-2 tuổi.
Ăn nhiều mà vẫn chậm lớn là dấu hiệu thường gặp ở trẻ hấp thu dinh dưỡng kém. |
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân chính khiến trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn. Nhưng thay vì tìm hiểu tường tận nguyên nhân, các bà mẹ lại có xu hướng mua thêm nhiều sản phẩm bổ dưỡng, thậm chí cả “sơn hào hải vị” cho con “tẩm bổ”. Việc làm này không những không phát huy hiệu quả mà còn tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bé, các lông ruột (nhung mao) đường ruột bị teo sẽ khó hồi phục hơn, cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột vào máu.
Hậu quả, trẻ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể, đặc biệt các vi chất quan trọng như kẽm, lysin, vitamin nhóm B… Việc thiếu hụt vi chất lại khiến trẻ lười ăn hơn, lâu dần dẫn đến tình trạng giảm sức đề kháng, còi cọc, hạn chế phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ.
Làm thế nào để các chất dinh dưỡng con ăn vào được hấp thu tốt hơn là điều mà những phụ huynh như chị Phương vô cùng trăn trở. Xu hướng giải quyết tình trạng kém hấp thu ở trẻ hiện nay là bổ sung các vi chất dinh dưỡng và năng lượng thiếu hụt để trẻ phát triển cao lớn, khỏe mạnh, thông minh hơn.
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa của trẻ không phải hoạt động quá tải, bé dễ hấp thu và phát triển tốt hơn.
Một số chất dinh dưỡng đang được khuyến cáo sử dụng gồm có kẽm, selen, vitamin A, E, C, vitamin nhóm B, lysin, các loại đạm dễ hấp thu như lactoferrin, đạm whey giàu alpha lactalbumin cung cấp axit amin thiết yếu… các dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm như rau củ, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc..sẽ giúp hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng sức đề kháng hơn, từ đó trẻ cao lớn, khỏe mạnh và thông minh hơn.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/be-coi-coc-hap-thu-kem-vi-me-chua-biet-dieu-nay-a65283.html