Theo Luật sư Nguyễn Kiều Đông (Đoàn Luật sư tỉnh Hải Dương) cho biết: Một khi xem xét đến 12.404,0 m2 đất đang thuộc dự án của gia đình ông Chúc và xem xét Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 13/01/2004 của UBND tỉnh Hải Dương dù với bất cứ lý do gì ngoài ý chí của gia đình ông Chúc thì phải xem xét, tính toán toàn diện các vấn đề có liên quan, trong đó có một số vấn đề rất quan trọng là các quyết định là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quyền thực hiện dự án đầu tư, quyền lập mặt bằng bến bãi và tư cách chủ sở hữu Cảng thủy nội địa Phú Thái của gia đình ông Chúc mới được xác lập.
Tranh chấp Cảng thủy nội địa Phú Thái cần được xử lý bằng các căn cứ pháp lý
Diện tích 12.404,0 m2 nêu trong kết luận thanh tra đã thuộc diện tích đất dự án của gia đình ông Chúc từ tháng 9/2003, thuộc mặt bằng bến bãi gia đình ông Chúc được phép lập từ tháng 01/2004, thuộc đất của Cảng thủy nội địa Phú Thái từ tháng 7/2008; gia đình ông Chúc đã và đang sử dụng diện tích đất này.
Luật sư Nguyễn Kiều Đông phân tích, sau khi UBND huyện Kim Thành ban hành văn bản chấp thuận đầu tư số 224/VB-UB ngày 25/9/2009 và UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 13/01/2004 Cục đường thủy nội địa Việt Nam mới công bố Cảng thủy nội địa Phú Thái bằng việc ban hành các Quyết định số 211/QĐ-CĐS ngày 07/4/2008, số 31/QĐ-CĐTNĐ ngày 13/01/2011 và số 506/QĐ-CĐTNĐ ngày 09/5/2016.
Căn cứ các văn bản trên cho thấy, hậu quả pháp lý của văn bản chấp thuận đầu tư, của quyết định cho phép lập mặt bằng bến bãi không chỉ tạo ra đối với gia đình ông Chúc mà còn đối với cả Cục đường thủy nội địa Việt Nam; Cảng thủy nội địa Phú Thái đã được công bố, đầu tư và hoạt động nên thuộc Quy hoạch hệ thống cảng hàng hóa theo Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ giao thông vận tải, điều này cũng đồng nghĩa, chỉ có Cảng thủy nội địa Phú Thái, không có Cảng khác tại vị trí Cảng thủy nội địa Phú Thái đã được công bố.
Theo đó, Dự án của gia đình ông Chúc được chấp thuận từ năm 2003. Thời điểm dự án được chấp thuận và nhiều năm sau đó, khi dự án đã đi vào hoạt động, tại vị trí đất hiện nay bao gồm cả 12.404,0 m2, Dự án đầu tư của gia đình ông Chúc là duy nhất, đúng như Kết luận thanh tra đã nêu "dự án mới của hộ kinh doanh cá thể đầu tiên trên địa bàn huyện Kim Thành và trong tỉnh". Do vậy, về mặt pháp lý và hiện trạng sử dụng không thể tùy ý lập dự án tương tự chồng lấn là hết sức phi lý.
Việc kéo dài tranh chấp Cảng thủy nội địa Phú Thái ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư trên địa bàn
Theo đó, đến thời điểm hiện tại, Dự án vẫn giữ nguyên theo văn bản chấp thuận đầu tư số 224/VB-UB ngày 25/9/2003. 12.404 m2 đất nằm trong diện tích đất dự án đã được chấp thuận, trong mặt bằng theo Quyết định 62; gia đình ông Chúc đã đầu tư, đã và đang quản lý sử dụng, tiếp tục có nhu cầu sử dụng.
Trên cơ sở Dự án đã được chấp thuận đầu tư, Quyết định 162 của UBND tỉnh Hải Dương, Cục đường sông/Cục đường thủy nội địa Việt Nam đã công bố Cảng thủy nội địa Phú Thái trước khi Dự án của Công ty Thế Anh được chấp thuận. Gia đình ông Chúc đã tiến hành đầu tư xây dựng Cảng và đang hoạt động ổn định, hiệu quả. Từ các sự cho phép của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, gia đình đã đầu tư vào vị trí có diện tích đất nêu trên vào Dự án, vào Cảng thủy nội địa Phú Thái mà trong đó 12.404 m2 đất là một phần không thể tách rời do chính các cơ quan Nhà nước xác lập.
Gia đình ông Chúc đã, đang và tiếp tục có nhu cầu sử dụng diện tích đất này vào dự án đã được chấp thuận, gắn liền với các hạng mục đã được đầu tư và hoạt động của Cảng thủy nội địa Phú Thái. Nếu cắt 12.404 m2 là không đúng với quyết định chấp thuận đầu tư là tự ý điều chỉnh Dự án đầu tư trái với ý chí của Chủ đầu tư trong khi Dự án đầu tư đã được chấp thuận từ năm 2003, đã hoạt động ổn định, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa của Bộ GTVT.
Trong Kết luận thanh tra số 519/KL-TTr ngày 12/8/2019 cũng đã nêu: "Công ty Thế Anh (Chủ đầu tư) khi lập dự án và xin thuê đất đã không báo cáo, làm rõ về tình hình, thực trạng và những vướng mắc trong việc sử dụng đất trước khi chuyển sang xin thuê đất, trong đó không báo cáo và xin ý kiến của chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã nơi triển khai thực hiện Dự án) là chấp hành chưa nghiêm túc vi phạm Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ huyện Kim Thành (khóa XXII), quy chế làm việc của Đảng ủy thị trấn Phú Thái (khóa III).
Mặt khác, trong kết luận cũng nêu, dự án chưa có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Khoản 3, Điều 13 Luật Giao thông Đường thủy nội địa năm 2004 “Tổ chức, cá nhân khi lập dự án xây dựng Cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa”.
Trong thực hiện thẩm định dự án: Sở KH&ĐT Hải Dương không cùng với chính quyền địa phương (UBND huyện Kim Thành và UBND TT. Phú Thái) thực hiện khảo sát thực địa khu vực đất dự kiến thực hiện dự án của Công ty Thế Anh và không nắm đầy đủ thông tin về diện tích đất 12.404m2 tương ứng K16+375 đến K16+450 đê hữu sông Kinh Môn thuộc UBND thị trấn Phú Thái mà Công ty Thế Anh đề xuất xin thuê để thực hiện dự án đang được ông Đặng Đức Chúc sử dụng lập bến, bãi tập kết và kinh doanh vật liệu theo Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 13/01/2004 của UBND tỉnh. Và theo đó, cục đường sông Việt Nam (nay là cục đường thủy nội địa Việt Nam) đã có quyết định số 211/QĐ-CĐS ngày 07/04/2008 công bố Cảng thủy nội địa Phú Thái cho chủ sở hữu Cảng là ông Đặng Đức Chúc, trong đó vùng nước sông tiếp giáp với diện tích đất 12.404m2 thuộc vùng nước của Cảng thủy nội địa Phú Thái (trước thời điểm UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Cty Thế Anh ngày 20/6/2008).
PV
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/tranh-chap-cang-thuy-noi-dia-phu-thai-duoi-goc-nhin-phap-ly-a65648.html