Suýt bị liệt vì suy giãn tĩnh mạch
Đó là câu chuyện của chị Phạm Thanh Tâm (Quận 2, TP.HCM). Chị Tâm vốn là nhân viên văn phòng, tuổi còn rất trẻ. Tuy nhiên năm 2014 chị thấy tê, nặng hai chân, chỉ đi bộ được 10 - 15m là không thể bước nổi. Nhiều đêm liền cứ ngủ được khoảng 1 – 2 tiếng là cả hai chân của chị nóng râm ran, cảm giác khó chịu khiến chị mất ngủ, có hôm chị Tâm còn phải dậy lấy nước lạnh xối liên tục.
“Tôi phải xối nước nhiều lần mới đỡ cảm giác nóng râm ran ở chân và sau đó mới có thể ngủ tiếp. Tôi ngủ cũng phải thường xuyên gác chân cao mới thấy dễ chịu đôi chút" – chị Tâm chia sẻ.
Chị còn cho biết thêm, bình thường hằng ngày khi đi làm chồng chị phải đưa đi đón về rất tốn thời gian và bất tiện vì hai vợ chồng làm việc không gần nhau. Tình trạng bệnh ngày càng nặng khiến chị không thể trì hoãn việc đi bệnh viện. Sau khi khám, chị Tâm được chẩn đoán giãn tĩnh mạch 2 chân, một chân nông và một chân sâu.
“Tôi được kê đơn thuốc khoảng 2 tháng, tuy nhiên sau khi dùng hết bệnh vẫn không mấy thuyên giảm, thậm chí có cảm giác bị nặng hơn. Nhiều hôm tê chân cả ngày đêm không thể bước đi bước nào. Lúc đó tôi rất khổ sở và tuyệt vọng, nghĩ chẳng lẽ mình cứ như vậy cả đời" - chị Tâm nhớ lại.
May mắn thay có người quen mách cho chị địa chỉ của lương y Phạm Ngọc Khánh, mới đầu chị cũng không quá tin tưởng nhưng “có bệnh thì vái tứ phương”, chị tìm đến nhờ thầy thăm khám. Chị Tâm được lương y điều trị bằng phương pháp uống thuốc kết hợp với châm cứu, chỉ sau hơn 1 tháng chị đã thấy nhẹ nhõm, dễ chịu, đi bộ nhanh nhẹn hơn. Uống thêm khoảng 1 tháng nữa thì đến nay, sau hơn 1 năm chị đã có thể đi bộ hàng km mà không thấy tê mỏi hay đau nhức chân, đi khám lại cũng không còn biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch.
Lương y Phạm Ngọc Khánh đang bốc thuốc cho bệnh nhân.
Hay như trường hợp của bệnh nhân Phạm Thị Hà (Quảng Ngãi), bà Hà cách đây khoảng chục năm đã xuất hiện dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân nổi cục, thỉnh thoảng đau nhức nhưng lại chủ quan cho rằng mình bị bệnh thấp khớp cho nên không quan tâm điều trị. Cho tới khoảng 5 năm trước, bà bị loét sâu cẳng chân, vết loét ăn vào tận xương. Nghĩ mình bị bệnh ngoài da nên tới viện da liễu thăm khám, sau khi điều trị khoảng 20 ngày vết thương lành nhưng chân thâm từng mảng.
Hơn 1 năm sau, bà Lược lại bị chân khác, lúc này vì quãng thời gian chăm chồng ốm nên không để ý, vết thương của bà lớn và sâu hơn nhiều, lúc nào cũng ra nước, chảy mủ. Bà vội vàng đến viện, sau khi làm các xét nghiệm, bệnh viện kết luận bà bị giãn tĩnh mạch chân và chuyển cấp cứu tới bệnh viện khác để phẫu thuật. Tuy nhiên, tại đây bà không thể thực hiện được cuộc phẫu thuật vì chứng giãn tĩnh mạch đã quá lâu, vết loét nhiều.
Trong lúc tưởng chừng như mọi hy vọng đã vụt tắt, bà phải mất đi đôi chân của mình thì một tia sáng đã lóe lên. Cô con gái của bà chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội và được nhiều người mách cho địa chỉ của lương y Phạm Ngọc Khánh – phòng khám Phước An Đường.
Chỉ sau 2 tháng dùng thuốc của lương y Khánh, thật bất ngờ khi các vết loét đã lành, các vết thâm trước kia cũng mờ đi, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch đã được đẩy lui khiến cả gia đình bà Hà vỡ òa trong hạnh phúc
Vị lương y tài đức với biệt tài chữa suy giãn tĩnh mạch
Hai trường hợp bệnh nhân trên chỉ là một trong số ít những người bị suy giãn tĩnh mạch được lương y Khánh điều trị thành công. Chia sẻ về cách điều trị hiệu quả bệnh giãn tĩnh mạch chi, Lương y Phạm Ngọc Khánh cho hay: “Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng, đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.
Hậu quả của nó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, gây ra các triệu chứng nhẹ như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, chảy máu dẫn đến hoại tử các ngón chân.
Nhờ bài thuốc chữa bệnh độc đáo, rất nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã được lương y Khánh chữa trị thành công.
Bài thuốc này gồm những loại thảo dược rất dễ tìm, dễ mua ở các nhà thuốc đông y như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, truyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo... Tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của bệnh nhân mà cân đo liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Mỗi ngày người bệnh dùng một thang, chia nước thuốc thành 3 lần uống/ngày.
Thuốc uống vào cơ thể rất tự nhiên, có khả năng dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ. Ngoài ra, trong quá trình đang điều trị, các bệnh nhân phải hạn chế tối đa dùng các chất kích thích, thức ăn có chất nóng, cay”. Với phương pháp điều trị của mình, lương y Khánh tự tin chữa khỏi cho bệnh nhân trong vòng 2 – 3 tháng tùy tình trạng và thể trạng bệnh nhân.
Ông cũng chia sẻ, do biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không rõ ràng dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với căn bệnh xương khớp do đó không có phương pháp điều trị kịp thời, thường bị nặng mới phát hiện ra khiến thời gian điều trị lâu và phức tạp hơn. Do đó, khi thấy chân nổi các mạch máu xanh đỏ dưới da, cảm giác tê bì, nóng ran về đêm, tức chân, nặng chân,… thì cần tới bệnh viện khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài việc dành thời gian cho phòng khám, anh Khánh còn cùng với các lương y khác tổ chức khám bệnh từ thiện cho các tỉnh lân cận. Lương y Khánh nhấn mạnh: “Giúp đỡ người nghèo và cứu người là điều quan trọng đối với một người thầy thuốc như tôi”.
Hơn 20 năm lăn lộn với nghề, luôn đặt chữ “Tâm – Đức” lên hàng đầu, lương y Phạm Ngọc Khánh trở thành tấm gương lương y tiêu biểu. Không nặng lòng với vật chất, điều ông mong muốn chính là mang những kiến thức của mình cứu chữa nhiều người hơn nữa và phát huy tinh hoa của nền YHCT.
PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN PHƯỚC AN ĐƯỜNG
LƯƠNG Y PHẠM NGỌC KHÁNH
Số điện thoại: 0903 982 619
Website: http://yhocphuocanduong.com/
Bắt mạch - Kê toa - Bốc thuốc - Châm cứu
Địa chỉ: 799 Phạm Văn Bạch - P.12 - Q.Gò Vấp - TP.HCM
Hồng Nhung
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/tam-biet-benh-suy-gian-tinh-mach-bang-bai-thuoc-nam-doc-dao-a65698.html