Hội thảo nhằm mang đến thông tin cập nhật và những giải pháp mới giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa u phổi, là tin vui cho mọi nhà trong bối cảnh khói bụi và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại hiện nay.
Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia trình bày, trao đổi của các vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y dược như: PGS.TS. Lê Văn Truyền - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện thực phẩm chức năng; TS.BS. Nguyễn Thị Thái Hòa - Trưởng khoa Nội 2, Bệnh viện K; Đại diện Ban Lãnh đạo Bệnh viện K cùng rất nhiều bác sĩ chuyên khoa ung bướu về phổi ở Hà Nội và các tỉnh thành cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
Thực trạng mắc u phổi hiện nay
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 3 khu vực có tỷ lệ mắc bệnh u phổi cao nhất lần lượt là Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á, Việt Nam cũng là một trong những đất nước nằm trong các khu vực này. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam có thêm 23.000 ca mắc mới u phổi ác tính. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng như hiện nay, con số này có thể lên tới 34.000 người vào những năm tiếp theo.
Theo y học, u phổi là một khối mô bất thường, phát triển quá mức và không hài hòa với những tổ chức bình thường kế cận. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, bao gồm: Suy giảm miễn dịch, những biến đổi bên trong cơ thể và tác động bên ngoài môi trường. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, 80% bệnh u phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, sự nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Nếu có nhiều yếu tố phối hợp với nhau thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Những tồn tại trong việc điều trị u phổi hiện nay
Hầu hết những trường hợp mắc u phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. Thông thường, người mắc dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến điều trị sai cách. Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như: Ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn.
Trong những thập niên qua, các phương pháp điều trị tây y như: Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật tuy có nhiều tiến bộ, giúp nâng cao hiệu quả điều trị các loại khối u, trong đó có u phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vì u phổi vẫn rất cao. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do u phổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng trên 23.000 người mắc mới u phổi và có đến hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh này, đây thực sự là những con số đáng báo động.
Đối với thời gian sống của người bị u phổi, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để kéo dài sự sống. Người mắc u phổi ác tính được phát hiện trong giai đoạn đầu có thể sống được 5 năm với tỷ lệ xấp xỉ 44,5%. Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân bị u phổi ác tính giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 3 - 6 tháng. Căn bệnh u phổi làm cho người mắc bị suy giảm sức khỏe toàn trạng, nhiều người không thể tham gia hết được liệu trình điều trị, hoặc sau điều trị thành công vẫn có khả năng tái phát. Đặc biệt, với ung thư phổi, sau khi phẫu thuật, có tới 50% bệnh nhân tái phát bệnh và không qua khỏi.
Lunasin – Hoạt chất sinh học mang tính đột phá trong điều trị u phổi
Trong những năm vừa qua nhằm tăng cường hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ, giảm tái phát của các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư phổi, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và tìm ra các hoạt chất sinh học từ tự nhiên, nổi bật trong số đó là hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein. Đây là nguyên liệu thuộc dự án DA 17/09 thuộc cấp Nhà nước của Bộ Y tế có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các khối u, đặc biệt là u phổi. Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung trao đổi về hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein. Hoạt chất này có đặc tính bền với đường uống, không bị acid dịch vị phá hủy, được hấp thu và nằm trong nhân tế bào dưới dạng có hoạt tính, có ái lực cực mạnh với quá trình tăng sinh bất thường của tế bào và tham gia ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào ung thư (anti - mitosis). Tác dụng cụ thể của Lunasin đối với bệnh lý u phổi sẽ được các chuyên gia đầu ngành về ung bướu phân tích và thảo luận trong buổi hội thảo.
Một tin vui là Lunasin lần đầu tiên đã được chuyển giao công nghệ và ứng dụng tại Việt Nam sau khi các nhà khoa học nhận thấy những tác dụng ưu việt của hoạt chất này. Cụ thể, mới đây Việt Nam đã nhận quyền chuyển giao công nghệ chiết xuất Lunasin peptide từ đậu tương của Công ty Narra Biosciences ở Mỹ, đơn vị duy nhất sở hữu quyền chuyển giao công nghệ chiết xuất hợp chất Lunasin peptide từ trường Đại học California tại Berkeley. Dựa trên cơ sở đó, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng và bào chế thành công thực phẩm bảo bảo vệ sức khỏe Tumolung. Sản phẩm có thành phần chính là Lunatumo, hỗn hợp gồm Soy protein chứa lunasin. Với sản phẩm từ đề tài này, các bác sĩ sẽ có thêm một công cụ mới kết hợp với các phương pháp hiện nay giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giảm tái phát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân u phổi.
Cụ thể những điểm ưu việt của sản phẩm là:
- Có thể dùng đường uống và xâm nhập vào nhân tế bào ở dạng còn hoạt tính do đó có thể dễ dàng tiện lợi sử dụng tại nhà.
- Có tính chọn lọc trên tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến tế bào lành nên có thể sử dụng lâu dài.
- Giá thành hợp lý, chi phí khoảng hơn 1 triệu/tháng. Do đó phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
- Tác dụng chủ yếu là ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào ung thư. Do đó có thể sử dụng cho ung thư phổi ở nhiều giai đoạn khác nhau.
Do vậy, hội thảo lần này sẽ là một tin vui đối với đông đảo các bác sĩ, chuyên gia và những người mắc bệnh lý u phổi.
PV