Cảnh báo các ứng dụng bán thông tin cá nhân người dùng nhằm trục lợi

Các ứng dụng phổ biến trên điện thoại hiện nay gồm Tinder, Grindr, OkCupid, Match.com, PlentyOfFish, Perfect365, My Talking Tom 2… vừa được Hội đồng Tiêu dùng Na Uy liệt vào danh sách những ứng dụng phát tán thông tin cá nhân người dùng. Nghiên cứu này của tổ chức phi lợi nhuận này cũng đã chỉ ra rằng nhiều ứng dụng phổ biến đang rao bán thông tin nhạy cảm của người dùng như vị trí, xu hướng tình dục và địa chỉ IP cho các nhà quảng cáo nhằm trục lợi.

Cảnh báo các ứng dụng bán thông tin cá nhân người dùng nhằm trục lợi - Ảnh 1

 

Thông tin trên theo họ là “chuyện vượt ngoài tầm kiểm soát”. Các ứng dụng này được cho là cố tình vi phạm luật Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu của Liên minh châu Âu cũng như các quyền tự do cơ bản khác của người tiêu dùng.  

Theo nghiên cứu, cả Tinder và Grindr đều gửi tọa độ GPS và giới tính người dùng cho các nhà quảng cáo, gây rủi ro cho quyền riêng tư cá nhân. “Ứng dụng hẹn hò Grindr có trụ sở đặt tại Trung Quốc đã chia sẻ chi tiết về dữ liệu người dùng với một số lượng lớn các bên thứ ba có liên quan đến quảng cáo và thu thập thông tin cá nhân của họ. Các dữ liệu này bao gồm địa chỉ IP, ID quảng cáo, vị trí GPS, độ tuổi và giới tính”, nghiên cứu này ghi nhận.

Cuộc sống hẹn hò của bạn không còn riêng tư như bạn nghĩ. Ngoài ra, chính sách bảo mật của Tinder cho biết dữ liệu của người dùng đã đăng ký dịch vụ của họ có thể được chia sẻ bởi công ty mẹ là tập đoàn Match Group, với ít nhất 45 công ty kinh doanh dịch vụ hẹn hò khác bao gồm OkCupid, Match.com và PlentyOfFish – kể cả khi họ chưa từng đăng ký các ứng dụng này. Nghiên cứu tiết lộ: “Việc chia sẻ dữ liệu cá nhân giữa các công ty con trong nhóm Match cũng gặp vấn đề và thể hiện hành vi thiếu tôn trọng đối với nguyên tắc bảo vệ dữ liệu trong giới hạn có mục đích”.

Ứng dụng chỉnh sửa ảnh biết chính xác bạn đang ở đâu. Perfect365 là một ứng dụng phổ biến dành cho những ai muốn “tút tát” lại nhan sắc của mình. Tuy vậy, nó không hề đặt sự an toàn của người dùng lên hàng đầu vì ứng dụng này rao bán tọa độ GPS, điểm truy cập Wi-Fi và nhận dạng quảng cáo trong lúc người dùng không hề hay biết. Hội đồng Tiêu dùng Na Uy cũng cảnh báo rằng ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh Perfect365 chia sẻ dữ liệu người dùng với hơn 70 đối tác khác của họ. Dữ liệu này bao gồm ID quảng cáo, địa chỉ IP và vị trí GPS. Nhiều đối tác đã nhận được dữ liệu này để thu thập, sử dụng và rao bán dữ liệu vị trí của người dùng cho các mục đích thương mại khác nhau.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công bởi những quảng cáo không phù hợp. Các trò tiêu khiển tưởng chừng như vô hại dành cho trẻ em lại chính là một trong những nỗi lo ngại lớn nhất đối với nhiều bậc cha mẹ trong thời đại kỹ thuật số. Cụ thể là, ứng dụng My Talking Tom 2, nơi người dùng có thể chăm sóc một con mèo ảo lặp lại những từ họ nói vào micro, đã ngầm phát tán địa chỉ IP và vị trí của người dùng cho các bên thứ ba. Tổ chức phi lợi nhuận này còn chia sẻ thêm rằng khi sử dụng ứng dụng, những mẩu quảng cáo trong ứng dụng sẽ xuất hiện định kỳ bất chấp người dùng đang ở độ tuổi nào.

Mặc cho tất cả các mối đe dọa bảo mật trực tuyến, việc rút phích cắm và tránh tiếp xúc với các ứng dụng là điều không hoàn toàn khả thi. Việc tốt nhất bạn có thể làm là luôn cảnh giác và thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bản thân trước các bên thứ ba, vốn dùng dữ liệu người dùng cho những mục đích mờ ám.

Trong khi cài đặt, người dùng cần cẩn trọng như đọc kĩ các điều khoản sử dụng mà ứng dụng liệt kê rồi mới đưa ra quyết định có nên cài đặt hay không. Chẳng hạn, nếu một công cụ chỉnh sửa hình ảnh yêu cầu truy cập vị trí của bạn thì hãy suy nghĩ lại việc sử dụng ứng dụng này. Quan trọng hơn, hãy tìm hiểu kỹ về nhà phát triển ứng dụng để bạn có thể kiểm tra cam kết của họ đối với quyền riêng tư của người dùng và các bước bổ sung sau đó họ thực hiện nhằm tôn trọng và bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Để có trải nghiệm kỹ thuật số tối tân mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân, hãy sử dụng các ứng dụng có cam kết bảo mật và quyền riêng tư cao như Viber là một ví dụ. Nhà phát triển ứng dụng này cam kết mọi cuộc trò chuyện ở đây đều được mã hóa từ đầu đến cuối, có nghĩa là nó hầu như không thể cho bất kỳ ai, ngay cả chính Viber, đọc lén hoặc thậm chí nghe trộm các cuộc trao đổi giữa bạn với người khác. Điều này cũng có nghĩa là ứng dụng này không thể rao bán dữ liệu hội thoại của bạn cho các đối tác và các nhà quảng cáo.

Không giống như các nền tảng được Hội đồng Tiêu dùng Na Uy báo động, Viber chứng minh rằng họ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng mà không gây ảnh hưởng xấu cũng như khai thác quyền riêng tư của người dùng.

H. Lan

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/canh-bao-cac-ung-dung-ban-thong-tin-ca-nhan-nguoi-dung-nham-truc-loi-a67944.html