Châm cứu: Hiểu thế nào cho đúng?

Châm cứu là một hình thức điều trị bệnh. Khi đó, chuyên gia sẽ dùng kim châm cứu có mũi rất mỏng đâm vào da người bệnh ở các điểm cụ thể trên cơ thể.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp châm cứu vẫn chưa rõ ràng. Những người hành nghề trong lĩnh vực này chia làm hai trường phái. Một bên cho rằng nó hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng sống để bệnh nhân hồi phục. Bên còn lại cho rằng nó tạo ra những tác dụng liên quan đến thần kinh để giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, dù ở trường phái nào, các chuyên gia cũng công nhận nó tạo ra một số hiệu quả nhất định trong quá trình điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.

Châm cứu là gì?

Chuyên gia châm cứu sẽ chèn kim châm vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng cho người mắc bệnh đau đầu, nhức mỏi cơ, các vấn đề về huyết áp và một số tình trạng sức khỏe khác.

Y học cổ truyền Trung Quốc giải thích rằng sức khỏe là kết quả của sự cân bằng các thái cực. Ngược lại, bệnh tật xảy ra do bị mất cân bằng những thái cực đó.

Theo Medical News Today, cơ thể người có tất cả 350 điểm châm cứu. Khi chèn kim châm vào những điểm này, bạn sẽ tạo ra sự cân bằng năng lượng cho cơ thể.

Vẫn chưa có bằng chứng khoa học hiện đại nào chứng minh sự tồn tại của các kinh mạch hoặc huyệt đạo. Vì thế, rất khó để chứng minh phương pháp châm cứu có thật sự hoạt động hay không. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định phương pháp này sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh trong một số điều kiện nhất định.

Một số chuyên gia đã sử dụng lý luận trong khoa học thần kinh để giải thích cho cơ chế hoạt động của phương pháp cổ truyền này. Theo đó, các huyệt đạo được xem là nơi mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Sự kích thích sẽ làm tăng lưu lượng máu và kích hoạt khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Vì bản chất xâm lấn (dù khá nhẹ nhàng) của phương pháp này nên không dễ dàng để các nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc kiểm tra. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đều chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu người tham gia trải qua một cuộc điều trị giả hoặc sử dụng giả dược để có kết quả so sánh với những người được điều trị thực sự bằng cách châm cứu.

Những bệnh có thể điều trị bằng cách châm cứu

Một nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng và bệnh đau nửa đầu.

Ngoài ra, lợi ích của nó còn thể hiện trong các trường hợp:

Đến năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê một số bệnh lý có thể hưởng lợi từ kỹ thuật châm cứu, bao gồm:

Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể hưởng lợi từ phương pháp này. Tuy nhiên, chúng cần nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa để chứng minh, bao gồm:

kim châm cứu

Những lợi ích dễ nhìn thấy nhất của phương pháp châm cứu bao gồm:

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người không nên tự châm cứu tại nhà. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế có loại hình điều trị này. Nếu muốn châm cứu tại nhà, bạn phải chắc chắn người thực hiện kỹ thuật này cho bạn là người có am hiểu về y học cổ truyền.

Điều gì sẽ diễn ra trong buổi châm cứu? 

Bác sĩ châm cứu sẽ kiểm tra bệnh nhân để đánh giá tình hình. Sau đó, họ dùng kim châm cứu được vô trùng để bắt đầu thao tác kỹ thuật trên cơ thể bệnh nhân.

Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng, tùy theo vị trí đặt kim châm cứu. Các mũi kim này chỉ nên được dùng một lần. Khi bị kim chích vào da, bệnh nhân có thể cảm thấy châm chích, ngứa ran hoặc đau nhẹ. Những cảm giác này tồn tại rất ngắn.

Các mũi kim châm cứu đã chích vào da sẽ giữ ở vị trí đó khoảng từ 5-30 phút, tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Tần suất thực hiện cũng phụ thuộc vào từng cá nhân. Người mắc bệnh mãn tính có thể cần một đến hai lần điều trị mỗi tuần trong vài tháng. Trong khi đó, những vấn đề sức khỏe cấp tính thường được cải thiện sau 8-12 buổi châm cứu.

Rủi ro có thể xảy ra

Cũng nhau như các phương pháp chữa bệnh khác, bên cạnh những lợi ích nhất định, châm cứu cũng có thể làm xuất hiện những rủi ro sau:

Theo quy định, kim châm cứu được xem là một thiết bị y tế. Nó phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định trước khi xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân.

Các loại kim châm cứu phải được vô trùng, không bị nhiễm chất độc hại và phải được dán nhãn cho một lần sử dụng.

Nếu bạn phát hiện kim châm cứu bác sĩ sử dụng cho mình hoặc người thân không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu, bạn có quyền từ chối điều trị.

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cham-cuu-hieu-the-nao-cho-dung-a67958.html