Sông cạn trơ đáy ở huyện Chợ gạo, Tiền Giang
Người dân ngồi chờ nước để bơm lên sinh hoạt nhưng vô vọng
Sông cạn trơ đáy
Theo Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, hiện nay (từ 7 - 15/3) chiều sâu mặn xâm nhập với ranh 4g/l tại sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) phạm vi ảnh hưởng từ 100 - 110 km, sâu hơn gần 10 km so với tháng 2/2020. Cửa sông Cửu Long (Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại) ảnh hưởng khoảng 60 km; sông Hàm Luông khoảng 78 km; sông Cái Lớn phạm vi ảnh hưởng khoảng 65 km.
Người dân Tiền Giang tranh thủ vét nước
Sông khô cằn
Người dân đào đất dưới sông ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang
Bộ NN&PTNT cho biết, hiện nay có khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt. Trong đó, tại Sóc Trăng có 24.400 hộ, Cà Mau 20.100 hộ, Bến Tre 20.000 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Trà Vinh 8.600 hộ, Long An 7.900 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ.
Ông ông Võ Văn Sơn, 56 tuổi ở ấp Thành Nhì, xã Bình Xuân (thị xã Gò Công, Tiền Giang) buồn bã cho biết, 0,6 ha lúa của ông đang thiếu nước và có nguy cơ thiệt hại nặng
Ông Sơn cố gắng vét từng giọt nước để bơm cứu lúa
Bà Võ Thị Nguyên, cạnh ruộng ông Sơn cũng đang sốt ruột vì thiếu nước cứu lúa
Đồng ruộng khô cằn
Máy nằm trơ không hoạt động được
Người dân gặt lúa cho bò ăn ở xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang
Đối với tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn bao phủ toàn bộ phạm vi của địa phương, trong các kỳ triều cường, hầu như không có nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất và dân sinh. Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hạn mặn năm nay diễn biến gay gắt và khốc liệt hơn năm 2015 - 2016. Đồng thời độ mặn trên các con sông ở mức rất cao, có lúc lên đến 30‰, nhanh và sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 2 tháng. Hiện nay, trên các tuyến sông nhánh, nội đồng, kể cả các đập tạm trữ nước đều bị nhiễm mặn ở toàn tỉnh. Chưa kể, nước từ các nhà máy cấp nước phục vụ dân cũng bị nhiễm mặn từ 5 - 7‰.
Người dân Bến Tre chắt chiu từng giọt nước
Theo chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, dù ngay từ giữa năm 2019 tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó như trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đưa công trình thủy lợi, đập tạm... vào vận hành nhưng vẫn không tránh khỏi thiệt hại. Đến nay toàn tỉnh có hơn 5.000 ha lúa bị thiệt hại trên 70%, khả năng mất trắng rất cao. Bên cạnh đó, nếu hạn mặn tiếp tục kéo dài và thiếu nước ngọt thì nguy cơ thiệt hại trên diện rộng là rất lớn, gồm: khoảng 20.000 ha cây ăn trái, 72.000 ha dừa và hơn 1.000 ha cây giống, hoa kiểng. Ngoài ra, đến nay khoảng 1.100 tấn nghêu đã chết và 722 ha tôm càng xanh bị ảnh hưởng do nắng nóng.
Hạn mặn nứt nẻ đất ở Sóc Trăng
Đất đai khô cằn, nứt nẻ
Người dân gặp khó khăn về sản xuất nông nghiệp
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-dan-dbscl-doi-mat-voi-han-man-khoc-liet-nhat-trong-lich-su-a68108.html