Các biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ tại nhà

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em có thể gặp quanh năm nhưng thường xuất hiện vào lúc chuyển mùa như: viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng, viêm xoang… Đây là những bệnh có thể xảy ra cấp tính nhưng có thể là bệnh mãn tính, mỗi khi thời tiết chuyển mùa là bệnh xuất hiện. Vì vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

- Do virus.

- Do vi khuẩn.

- Do cảm lạnh.

Các nhóm bệnh viêm đường hô hấp

Viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm amiđan… Đây là những bệnh có thể xảy ra cấp tính nhưng có thể là bệnh mạn tính. Viêm đường hô hấp trên nếu không chữa trị dứt điểm, có thể chuyển thành viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi), đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.

 

Nôn sau ăn

Cảm cúm

Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.

Sốt phát ban

Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

Viêm tai

Viêm tai có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.

Viêm đường hô hấp

Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại vi rút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ và phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ, nhất là hệ hô hấp làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi.

Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ...

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Sốt xuất huyết

Đây là bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm. Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu... Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Bệnh xảy ra do một loại vi rút phát triển mạnh vào mùa thu đông, có ảnh hưởng đến trẻ em, chủ yếu dưới hai tuổi. Vi rút thường lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú ít, tím tái, có biến chứng cần cho trẻ nhập viện để điều trị.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm vi rút. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ... sau đó sẽ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,... Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Việc điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu là điều trị triệu chứng mà chưa điều trị được căn nguyên. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động phòng bệnh cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể đúng cách, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống tốt…

- Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bữa ăn của trẻ nên đa dạng, cân bằng giữa 04 nhóm chất gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất; không nên cho trẻ ăn đồ ăn lạnh…

- Giữ ấm cơ thể đúng cách: Cơ thể luôn được giữ ấm, đặc biệt là các vị trí như: cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân; đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngủ  trong phòng kín gió, ấm áp, tắm bằng nước ấm; không cho trẻ nằm lâu trước quạt và máy lạnh.

- Vệ sinh cá nhân: Các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân cho trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

- Hạn chế nguồn lây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

- Khi có các biểu hiện của bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng đắn, tránh những biến chứng xấu xảy ra./.

Thùy Linh (T.H)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cac-bien-phap-phong-benh-ho-hap-cho-tre-tai-nha-a68311.html