Cắn móng tay: Thói quen này cách dễ dàng nhất để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Rửa tay không đúng cách: Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của thói quen rửa tay, nhưng nhiều người làm không đúng cách: Bạn nên sử dụng xà bông hay nước rửa tay chuyên dụng và rửa tay dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây.
Không uống đủ nước: Điều này có thể khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng mất nước, ảnh hưởng tới quá trình thải chất độc và làm suy yếu hệ miễn dịch.
Ăn nhiều đồ ngọt: Chế độ ăn nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Cụ thể, nó ảnh hưởng tiêu cực tới lợi khuẩn đường ruột, yếu tố quan trọng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Không thay quần áo khi về nhà: Những người ốm ho hay hắt hơi xung quanh khiến nước bọt hay chất nhày từ miệng của họ có thể dính vào quần áo của bạn.
Ám ảnh với sự sạch sẽ: Ví dụ, việc rửa tay quá thường xuyên sẽ làm tổn thương da, một cơ quan sống có chức năng bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn.
Thể dục quá nhiều: Thói quen tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe, nhưng tập quá nhiều lại phản tác dụng. Hóc-môn stress tiết ra thường xuyên sau khi thể dục khiến bạn dễ bị cảm lạnh.
Bỏ bữa sáng: Thói quen không ăn sáng khiến cơ thể không đủ năng lượng cho cả ngày. Điều này làm bạn hay cảm thấy mệt mỏi.
Hút thuốc lá: Tất cả chúng ta đều biết khói thuốc chứa rất nhiều chất độc hại. Chúng ảnh hưởng tới người hút cũng như những người hít phải.
Lười tắm nắng: Nếu bạn không ra ngoài trời thường xuyên, cơ thể sẽ bị thiếu vitamin D. Trong trường hợp không thể ra ngoài, bạn có thể sử dụng thuốc bổ sung vitamin D.
Ăn tại bàn làm việc: Mặt bàn, chuột máy tính và bàn phím chứa nhiều vi khuẩn. Tại sao bạn muốn ăn tại một nơi bẩn như vậy?
Ngủ ít: Thói quen thức khuya và ngủ ít khiến bạn mệt mỏi và hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này đồng nghĩa bạn dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm.
Không kiểm soát nhịp thở: Nếu ai đó đi qua bạn và ho hay hắt hơi, hãy thở ra và chỉ hít vào khi họ đi khỏi.
Nói chuyện quá gần với người khác: Nên tránh tiếp xúc quá gần những người có biểu hiện cảm cúm để tránh bị nhiễm virus hay vi khuẩn từ họ.
Đi siêu thị vào ngày đông đúc: Việc nhiều người tập trung trong một không gian kín khiến bạn tăng nguy cơ với vi khuẩn gây bệnh.
Không vệ sinh vật nhiễm khuẩn: Bàn phím máy tính, điện thoại, công tắc đèn, tay nắm cửa cần được vệ sinh thường xuyên.
Thường xuyên bắt tay: Virus gây bệnh đường hô hấp có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, nên bạn tránh bắt tay đặc biệt với những người có dấu hiệu bị ốm. Nếu không thể từ chối bắt tay, hãy rửa tay ngay sau đó và tránh chạm tay lên mặt, mắt và miệng.
Thiếu lợi khuẩn: Chúng ta đã biết tầm quan trọng của lợi khuẩn ruột đối với hệ miễn dịch. Men vi sinh sẽ giúp duy trì lợi khuẩn trong đường ruột.
Đi thang máy: Nút bấm trong thang máy chứa nhiều vi khuẩn. Hơn nữa việc đi thang máy khiến bạn lười vận động hơn.
Áp lực công việc: Áp lực căng thẳng trong công việc khiến bạn dễ bị ốm, đặc biệt là bệnh cảm cúm.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/nhung-thoi-quen-sai-lam-hang-ngay-khien-ban-de-mac-benh-truyen-nhiem-a68400.html