Mẹo hay giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Các loại thảo dược tự nhiên như ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ thường được áp dụng trong điều trị y học cổ truyền Việt Nam để điều trị và làm giảm hiện tượng đau nhức xương khớp.

Xem ngay liều lượng và cách sử dụng trong bài viết này để áp dụng hiệu quả.

1. Cây xấu hổ

Chuẩn bị:

1,2 lạng rễ cây xấu hổ

1 chai rượu trắng nồng độ cồn 40

600ml nước sạch

Cách làm:

Rửa sạch rễ cây xấu hổ

Sao nóng rễ cây trên chảo rồi tẩm với rượu 40 độ cho khô hẳn

Sắc phần rễ cây xấu hổ với nước đợi cạn còn ⅔ nồi thì tắt bếp

Chắt nước để nguội và sử dụng uống trong ngày

Công dụng:

Cây xấu hổ có tác dụng chống viêm và an thần rất tốt.

Các bài thuốc Nam từ cây này thường dùng chủ yếu để điều trị bệnh thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh mọi lứa tuổi,...

Liều lượng:

Mỗi tuần duy trì thực hiện từ 2-3 ngày.

Khám phá tại đây các loại thuốc xương khớp tốt hiện nay

Hình dạng cây xấu hổ - loài cây mọc dại rất nhiều ở làng quê Việt

2. Dây đau xương

Chuẩn bị:

1 lạng dây đau xương

1 lít rượu trắng có độ cồn tối thiểu 40

Cách làm:

Có 2 cách sử dụng dây đau xương để chữa bệnh xương khớp:

Cách 1: Giã nát dây đau xương tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau.

Cách 2: Cắt dây đau xương thành khúc nhỏ bằng đốt ngón tay, sau đó đem sao vàng rồi ngâm với rượu. Mỗi ngày uống rượu ngâm này 3 lần, mỗi lần đong 1 chén nhỏ có tác dụng giảm đau rất tốt.

Công dụng: 

Dây đau xương là vị thuốc Nam được sử dụng từ xa xưa để chữa xương khớp. Nó có tác dụng rất tốt cho các bệnh như thư cân, chỉ thống, tê thấp, tê bại, đau thần kinh tọa và đau nhức xương khớp nói chung.

Tìm hiểu thêm nhiều phương pháp trị đau nhức xương khớp hiệu quả tại Khỏe Đẹp 365

Cây đau xương thường mọc theo dạng dây leo

3. Cây ngải cứu

Chuẩn bị:

2 đến 3 lạng ngải cứu tươi

120ml dấm gạo

Cách làm:

Nhặt và rửa sạch ngải cứu rồi đem phơi khô và giã nát

Trộn phần ngải cứu với dấm đun nóng

Lấy 1 tấm vải xô mỏng sạch nhúng vào hỗn hợp dấm ngải cứu rồi đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau.

Công dụng:

Cây ngải cứu là phương thuốc điều trị đau xương khớp được cả y học hiện đại và y học cổ truyền nghiên cứu và công nhận. Thêm vào đó, loại thảo dược này cũng có tác dụng chống viêm và điều hòa khí huyết rất hiệu quả nên được nhiều bệnh nhân sử dụng.

Ngải cứu là phương thuốc Nam điều trị được rất nhiều căn bệnh

4. Lá lốt

Chuẩn bị:

1 nắm lá lốt sạch vừa đủ cho 1 lần sử dụng

Cách làm:

Lá lốt đem nhặt và rửa sạch rồi phơi khô với gió

Sắc phần lá lốt với nước trong khoảng 30 phút đến khi cạn còn ⅔ nước

Lọc phần nước cốt để nguội và uống trong ngày

Công dụng:

Do tính nồng và hơi cay nên lá lốt có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức các vùng xương khớp, điển hình là đau lưng và đau cột sống.

Liều dùng: 

Bạn có thể sử dụng bài thuốc này do lá lốt rất lành tính. Duy trì mỗi ngày uống 2 lần để phát huy được tác dụng tối đa của bài thuốc.

Ít ai biết lá lốt là loại thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

5. Cây đơn châu chấu

Chuẩn bị

10 lạng vỏ cây xà cừ

10 lạng cây mặt quỷ

15 gam rễ cây đơn châu chấu 

Các nguyên liệu này các bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng chuyên thuốc Nam đều có bán

Cách làm:

- Đem tất cả các nguyên liệu trong phần chuẩn bị đi sắc với khoảng 600ml nước

- Đợi nước sôi đến khi cạn ⅓ thì tắt bếp

- Lọc phần nước cốt và uống 2 lần/ ngày

Công dụng

- Cây đơn châu chấu hay còn có tên gọi khác ở một số vùng miền là cây đinh lăng gai. Đặc tính của loại cây này là ấm, có vị cay, đắng nên rất tốt cho xương khớp và máu huyết. 

- Các phương thuốc từ cây đơn châu chấu rất phù hợp với bệnh nhân đang bị thoát bị đĩa đệm hoặc thoái hóa khớp. 

- Duy trì áp dụng trong 1 thời gian nhất định có thể giảm tình trạng đau nhức đáng kể mà không bị ảnh hưởng các tác dụng phụ có hại đến sức khỏe.

Liều lượng sử dụng:

- Cây đơn châu chấu rất lành tính nên có thể sử dụng để uống hàng ngày đều được. Mỗi lần sắc thuốc có thể uống từ 1-2 ngày.


Cây đơn châu chấu có nhiều thành phần hữu ích để giảm đau xương khớp

Với những bệnh nhân trên 60 tuổi nên kết hợp với thăm khám, bắt mạch tại các bệnh viện Đông y uy tín để sử dụng liều lượng phù hợp và chính xác nhất cho bản thân. Bởi các bài thuốc được tổng hợp trong bài viết này chỉ được kê cơ bản, có thể với từng giai đoạn hay thể chất của người bệnh mà thời gian phát huy tác dụng cũng sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau. 

Độc giả có thể xem thêm nhiều mẹo hay cũng như các bài viết hữu ích về sức khỏe trên website của chúng tôi. Rất mong nhận được phản hồi tích cực của độc giả trong bài viết này.

Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống. 

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/meo-hay-giup-giam-dau-nhuc-xuong-khop-hieu-qua-a68601.html