+ Tham khảo: Top 10 Phương Pháp Điều Trị Mụn Cực Hiệu Quả
1. Nhận biết các loại mụn nặn được và không nặn được
Trước khi nặn mụn, điều đầu tiên mà bạn cần làm là kiểm tra xem nốt mụn mà bạn muốn nặn là loại mụn nào, có phải loại mụn nên nặn không, mụn đã chín muồi hay chưa, có nhìn thấy nhân mụn hay không.
Cụ thể, những loại mụn mà bạn nên nặn và không nên nặn bao gồm:
Mụn không được nặn là loại mụn còn đang sưng đỏ và đau như:
- Mụn trứng cá bọc: Mụn có nhiều ổ viêm, chứa mủ sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
- Mụn trứng cá nổi thành đám: Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ lớn và đau, mụn có chảy dịch hoặc chứa mủ rất hôi.
- Mụn trứng cá ác tính: Mụn này xuất hiện đột ngột, sưng viêm, có kích thước lớn và rất đau, có thể kèm theo sốt nhẹ, loại mụn này rất dễ loét và để lại sẹo khi lành.
- Mụn thịt: Mụn thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt, dưới lông mày, trên mí mắt… có màu trắng hoặc vàng đục với đường kính từ 1-2mm. Nhân mụn này thường cứng và nằm sâu nên không thể nặn mà phải xử lý bằng phương pháp y khoa.
Đây là những loại mụn nguy hiểm có thể khiến da bị viêm nặng, để lại sẹo lõm thậm chí khiến mụn bùng phát trên diện rộng nếu tự ý nặn. Với những loại mụn này, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia hoặc chuyên viên về da liễu để lấy nhân mụn đúng cách.
+ Chia Sẻ Bí Quyết Chăm Sóc Da Mặt Sau Khi Nặn Mụn An Toàn
Mụn được nặn là mụn đã chín, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên, sờ vào không có cảm giác đau. Điều đó chứng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn. Cách nhận biết mụn đã chín:
- Mụn đầu trắng và mụn đầu đen: Những mụn này thường không chứa dịch và mủ, cồi mụn khô nên nguy cơ viêm nhiễm sẽ thấp hơn.
- Mụn mủ: Nếu mụn không còn nóng, sưng đỏ và cứng, không gây đau nhức khi sờ vào.
Mặc dù các loại mụn này đã chín và có thể nặn, nguy cơ gây viêm nhiễm thấp nhưng nếu nặn mụn không đúng cách vẫn có thể gây nhiễm trùng da.
2. Phương pháp nặn mụn đúng cách
Khi bạn đã xác định được mụn đã lên nhân và cồi mụn thì chúng ta hoàn toàn có thể nặn chúng để quy trình lành da diễn ra nhanh hơn. Các bước nặn mụn đúng cách:
Bước 1: Rửa mặt thật sạch.
Để ngăn chặn vi khuẩn từ tay lây lan sang da mặt và gây nhiễm trùng, trước khi nặn mụn, bạn cần vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Sau đó, hãy rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn và bụi bẩn trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng.
Bước 2: Vệ sinh các công cụ nặn mụn.
Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn như cây nặn mụn, nhíp gắp mụn bằng cồn 90 độ hoặc trụng qua nước sôi để diệt trùng, đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với da.
Bước 3: Xông hơi da mặt.
Xông hơi có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông giúp đẩy các vi khuẩn và bụi bẩn trong lỗ chân lông, kể cả nhân mụn ra ngoài dưới tác động của hơi nước. Bạn có thể xông hơi da mặt bằng nước nóng hoặc cho thêm vài giọt tinh dầu thiên nhiên để giúp thư giãn tinh thần.
Bước 4: Nặn mụn:
- Nên chọn nơi có ánh sáng tốt để nhìn thấy rõ được nhân mụn và cồi mụn.
- Với những nốt mụn có nhân đã trồi lên bề mặt da, bạn chỉ cần dùng nhíp ấn nhẹ và gắp lấy nhân mụn dễ dàng.
- Còn những mụn nào có nhân cứng hơn, bạn dùng cây đè mụn ấn nhẹ và xoay quanh đầu mụn để dồn lực vào trung tâm nốt mụn, đẩy nhân mụn trồi lên từ từ
- Với mụn mủ, bạn cần dùng cây nặn mụn ấn một cách dứt khoát để đẩy nhân mụn trồi lên, sau khi cồi mụn và dịch mủ chảy ra thì dùng bông gòn hoặc tăm bông lau sạch.
Bước 5: Chống viêm.
- Sau khi nặn mụn, bạn rửa mặt lại một lần nữa với sữa rửa mặt và nước sạch. Dùng khăn thấm khô nước trên da và thoa nước hoa hồng để làm dịu làn da vừa mới nặn mụn xong.
- Thoa các sản phẩm đặc trị mụn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm chứa salicylic acid, benzoyl peroxide, alpha hydroxy, hydrogen peroxide,… sẽ giúp nốt mụn giảm sưng đỏ, nhanh khô và mau lành da.
+ Hiểu Đúng Về Mụn Mạch Lươn, Phương Pháp Điều Trị Triệt Để
3. Mặt nạ giảm sưng sau khi nặn mụn từ thiên nhiên
Sau khi nặn mụn khoảng một ngày, bạn có thể sử dụng hai loại mặt nạ sau để giảm sưng, chống viêm và nhanh liền sẹo:
Mặt nạ chanh, mật ong
Mật ong có chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Chanh do có chứa nhiều vitamin C nên có công dụng trong việc sát khuẩn nhẹ và ngừa vết thâm hiệu quả. Hỗn hợp này rất tốt giúp giảm sưng sau khi nặn mụn. Cách làm mặt nạ như sau:
- Bước 1: Trộn 3 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh.
- Bước 2: Rửa mặt sạch sau đó thoa hỗn hợp lên khắp mặt (kể cả vùng da không bị mụn) và thư giãn khoảng 20 phút.
- Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước ấm và lau khô.
Mặt nạ mật ong, dứa
Dứa chứa nhiều alpha- hydroxy có tác dụng tuyệt vời tái tạo làn da, các vitamin C trong dứa có tác dụng chống oxy hóa cho da, làm mờ sẹo thâm, cho bạn làn da trắng sạch, mịn màng. Bộ đôi mật ong- dứa cũng là một loại mặt nạ hiệu quả giúp giảm sưng viêm và nhanh liền sẹo sau khi nặn mụn. Cách làm mặt nạ như sau:
- Bước 1: Trộn 2 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa dứa xay nhuyễn.
- Bước 2: Rửa mặt sạch sau đó thoa hỗn hợp lên khắp mặt (kể cả vùng da không bị mụn) và thư giãn khoảng 20 phút.
- Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước ấm và lau khô.
Hai loại mặt nạ này sẽ giúp giảm sưng viêm nhanh chóng đồng thời có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông hiệu quả.
+ Uống sinh tố dứa có tác dụng gì có mập không
Hy vọng, những chia sẻ này có ích cho bạn, chúc bạn luôn có một làn da tươi khỏe!
Thông Tin Liên Hệ Miss Thẩm Mỹ Viện Miss Tram: Địa Chỉ Quận 1: Số 30 Đặng Thị Nhu, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp.HCM. Địa Chỉ Quận Phú Nhuận: 126/6 Phan Xích Long, Phường 3, Quận Bình Thạnh. HotLine: 1900 7018 Website: https://thammymisstram.vn/ |
T.Dung
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/lam-the-nao-de-giam-sung-sau-khi-nan-mun-a68898.html