Suy ngẫm về sự thay đổi chuỗi nhà thuốc sau tác động của dịch COVID19

Đây chính là khẩu hiệu kinh doanh của các chuỗi, 2020 - 2021 sẽ là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với các nhà thuốc tư nhân.

Pharmacity sẽ mở mổi ngày 1 nhà thuốc, dự kiến đến 2021 sẽ đạt 1000 nhà thuốc.

Long Châu kế hoạch đến 2021 sẽ đạt 450 nhà thuốc

Chuỗi An Khang mà Thế Giới Di Động đang nắm 49% cổ phần và đang ghi nhận báo cáo lỗ hơn 3 tỷ, đây cũng là 1 động thái đang thăm dò thị trường, hoặc chờ cho An Khang rơi vào khủng hoảng rồi thâu tóm 100% cổ phần rồi mới mở cửa hàng ồ ạt, nhìn vào cách họ mở TGDD, Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh thì biết ( mỗi 1 chuỗi có hơn 1000 cửa hàng).

Như vậy từ đây đến 2021 mỗii ngày sẽ có 3 cửa hàng của các chuỗi sẽ mở ra.

Và quá rõ ràng về chiến lược kinh doanh của các chuỗi này là BÁN RẺ, bán huề vốn hoặc bán lỗ những mặt hàng thông dụng để cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng gần đó, lợi nhuận của họ nằm ở những sản phẩm CỦA RIÊNG HỌ, những sp TPCN có thể lợi nhuận lên đến 60,70% vì sp độc quyền của họ nên người dùng ko có cái mà so sánh, cứ mặc định là chuỗi sẽ rẻ.

Sau 1 thời gian, các nhà thuốc tư nhân dần dần cảm thấy ngành này ko còn thu nhập thì sẽ đóng cửa bớt, các chuỗi sẽ chia nhau thị phần( như cách mà TGDD đã làm với thị trường bán lẻ điện thoại lúc trước).

Ngoài chuỗi ra thì số lượng nhà thuốc tư nhân trên toàn quốc đã đạt 57.000 cho thấy sự cạnh tranh của ngành rất cao, thêm vào đó là chi phí dành cho nhà thuốc khá nhiều( mặt bằng, bằng ds, phần mềm, điện nước, phí phạt....) thì khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Tuy nhiên thị trường rồi cũng phân hóa, các nhà không cạnh tranh được sẽ đóng cửa, chuỗi sẽ chiếm 1 phần thị trường, các nhà còn lại rồi sẽ đi vào quỹ đạo ổn định.

2020 - 2021 nếu như nhà thuốc của bạn không có 1 trong những lợi thế dưới đây:

- Có vốn mạnh( để nhập hàng giá rẻ).
- Có bí quyết cắt thuốc hiệu quả( để giử khách).
- Có sự tối ưu chi phí( mặt bằng nhà, bằng nhà, ko thuê nhân viên)
- Có sản phẩm của riêng bạn( khách ra chuỗi mua sẽ không có, và lợi nhuận cao để duy trì).

Thì việc kinh doanh của bạn sẽ vô cùng khó khăn, nếu bạn ko có những điều trên mà vẫn đông khách thì cũng đừng quá tự tin vì: "khách hàng ko tự sinh ra và cũng ko tự mất đi, họ chỉ chuyển từ nhà này sang nhà khác thôi".

Tôi đã từng chứng kiến 1 số nhà thuốc lớn nhất nhì khu vực, nhưng giờ đã mất tích.

Sau đại dịch Cô Vi thì hành vi người dùng sẽ thay đổi nhiều hơn, họ yêu mạng sống hơn và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, ngành dược sẽ phát triển hơn nữa, Trong Nguy Có Cơ, vậy bạn nằm trong nhóm phát triển hay đóng cửa? Có lẽ chỉ bạn mới trả lời được.

"Thay đổi hay là chết" là do chúng ta chọn.

Đây là những phân tích cá nhân, a c hãy cmt góp ý thoải mái cho đồng nghiệp và cũng cho chính bản thân mình nhé.

 

H. Lan

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/suy-ngam-ve-su-thay-doi-chuoi-nha-thuoc-sau-tac-dong-cua-dich-covid19-a69848.html