Chứng thực uỷ quyền trái pháp luật và hậu quả pháp lý

Một số hộ dân trên địa bàn xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã sửng sốt khi phát hiện quyền sử dụng đất của gia đình đã bị ủy quyền cho một người lạ. Bất ngờ hơn có trường hợp người ủy quyền đã chết nhưng vẫn được lãnh đạo xã Phương Đình xác nhận.

Theo Luật Công chứng, người có chức năng quyền hạn công chứng không được xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; không được vi phạm pháp luật. Luật này cũng nghiêm cấm việc giả mạo người yêu cầu công chứng.

Phóng sự - Điều tra - Chứng thực uỷ quyền trái pháp luật và hậu quả pháp lý

 Luật Công chứng.

 Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi, đặc biệt là lãnh đạo địa phương cấp xã, phường vì cả nể, vì mối quan hệ cá nhân ở địa phương, đã “tặc lưỡi” xác nhận cho các giao dịch gian dối, dựa trên danh nghĩa UBND cấp phường, xã. 

Có nhiều trường hợp được công chứng uỷ quyền mà không có cả hai bên uỷ quyền và nhận uỷ quyền, hoặc khuyết một trong hai bên. Hay có những trường hợp xác nhận uỷ quyền gian dối về thời gian hoặc về nội dung uỷ quyền. Từ đó làm phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên, thậm chí còn tạo điều kiện cho nhiều đối tượng hình sự có cơ hội phạm pháp, gây nhiều hệ luỵ cho xã hội. 

Phóng sự - Điều tra - Chứng thực uỷ quyền trái pháp luật và hậu quả pháp lý (Hình 2).

 UBND xã xác nhận hợp đồng ủy quyền vào ngày nghỉ tết Dương lịch.

Liên quan vấn đề này, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Trong đó nêu rõ: Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực; Người thực hiện chứng thực phải ghi rõ ngày, tháng, năm chứng thực; địa điểm chứng thực; số giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu chứng thực, ngày cấp, nơi cấp; chữ ký trong giấy tờ, văn bản đúng là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; sau đó ký và ghi rõ họ, tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Phóng sự - Điều tra - Chứng thực uỷ quyền trái pháp luật và hậu quả pháp lý (Hình 3).

Chính phủ đã ban hành nghị định quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Hướng dẫn cụ thể như vậy, nhưng nhiều nơi vẫn cố tình thực hiện trái quy định, vô tình tiếp tay cho các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. 

Đơn cử trường hợp xảy ra ở xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Nội mấy tháng nay. Khi cơ quan cảnh sát điều tra CATP Hồ Chí Minh gửi thông báo về địa phương để điều tra về một đối tượng là nghi can hình sự vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì mới vỡ ra 5 giao dịch uỷ quyền do UBND xã Phương Đình thực hiện đều có vấn đề. 

Cụ thể, năm 2010, có 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của các hộ dân ở xã Phương Đình được uỷ quyền cho bà Vũ Thị Anh Tú (Giám đốc DNTN Sài Gòn Nhỏ), là nghi can mà cơ quan điều tra đang xác minh. 

Phóng sự - Điều tra - Chứng thực uỷ quyền trái pháp luật và hậu quả pháp lý (Hình 4).

 5 giao dịch uỷ quyền do UBND xã Phương Đình thực hiện đều có vấn đề.

Từ thông tin của cơ quan công an, chính quyền địa phương đã khẩn trương vào cuộc kiểm tra và phát hiện các giao dịch chứng thực uỷ quyền đều “có vấn đề”. Có giao dịch thực hiện vào ngày nghỉ tết dương lịch, có giao dịch có chữ ký của một người đã chết, có giao dịch giả mạo chữ ký, và đặc biệt không có người dân nào đến UBND xã thực hiện giao dịch, và người nhận uỷ quyền là bà Vũ Thị Anh Tú cũng không có mặt. 

Sau khi nhận thông tin từ cơ quan công an, UBND xã Phương Đình đã khẩn trương báo cáo lên Huyện uỷ, UBND huyện Đan Phượng. Ông Hoàng Văn Tuân xác nhận sự việc trên và cho biết người ký các hợp đồng uỷ quyền trái pháp luật trên là ông Phạm Văn Hạnh, khi đó là Phó chủ tịch UBND xã. 

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, phân tích: “Người có thẩm quyền về chứng thực chữ ký cần phải thực hiện đúng về trình tự, thủ tục bao gồm kiểm tra hồ sơ tài liệu của người chứng thực chữ ký và đặc biệt người xin chứng thực chữ ký phải ký trước mặt người chứng thực chữ ký. Việc UBND cấp xã chứng thực chữ ký mà người ủy quyền đã chết đó là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về dân sự cũng như là vi phạm nghiêm trọng về trình tự thủ tục việc chứng thực chữ ký”.

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/chung-thuc-uy-quyen-trai-phap-luat-va-hau-qua-phap-ly-a69852.html