Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h ngày 2/6/2020, theo thống kê của worldometers.info:
* Thế giới: 6.365.473 người mắc; 377.404 người tử vong.
- 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 148/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.
* Việt Nam: 328 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Trong đó:
- Số ca bình phục: 293
- 35 ca bệnh đang được điều trị.
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay |
Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng |
Số TH đang được cách ly tập trung |
Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
188 |
140 |
6.324 |
932 |
1. Từ ngày 16/4 đến nay: Đã qua 47 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tính đến 9h ngày 2/6: Việt Nam có tổng cộng 188 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
2. Số ca bình phục trong ngày: 14
3. Số ca tử vong: 0
4. Số ca tiến triển tốt:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 7 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 10 ca.
5. Số ca nặng: 01
6. Số người cách ly: 7.256
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 23
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.301
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 932
7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 188
8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:
- 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng;
- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng;
- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
9. Nhận xét
- Tính đến nay, đã 47 ngày Việt Nam không phát hiện ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. 293 bệnh nhân đã được chữa khỏi, tương ứng với tỷ lệ khỏi bệnh đạt 89%. Hiện còn 35 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
- Bộ Y tế cho biết, một trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 là nữ đi theo đường mòn, lối mở từ Trung Quốc vào tỉnh Cao Bằng, sau đó đến Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại thành phố và thông báo cho các đơn vị địa phương liên quan để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
- Để kiểm soát không cho dịch bệnh xâm nhập và lây lan cộng đồng; Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia trong việc phòng chống dịch tại khu vực.
+ Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới, không để các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Nếu cá nhân, đơn vị nào để xảy ra trường hợp nhập cảnh trái phép thì cá nhân, đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
+ Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng báo ngay cho chính quyền cơ sở để tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về tình hình điều trị các bệnh nhân COVID-19:
- Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, 35 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định.
BN91: Phổi bệnh nhân đã được cải thiện, thông khí phổi lên đến 40%. Bệnh nhân có thể xoay đầu, các chỉ số nhiễm khuẩn giảm.
Ở những lần hội chẩn 3 miền vào đầu tháng 5, phổi của bệnh nhân người Anh này gần như đông đặc (chỉ còn 10%) rồi tăng dần lên 20% - 30% và hiện tăng lên 40% vùng hoạt động được, nhiều chuyên gia nhìn nhận kết quả đạt được đến nay là một kỳ tích.
Phổi của bệnh nhân 91 cải thiện thêm, thông khí phổi tăng và ổn định gấp đôi so với các ngày trước, lưu lượng ECMO đã giảm tuy nhiên các bác sĩ đánh giá nam phi công vẫn chưa đạt mức có thể cai ECMO.
Khuyến cáo:
- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19.
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, dịch bệnh COVID-19 sẽ kéo dài nhiều tháng thậm chí là nhiều năm. Do đó, WHO khuyến nghị, Việt Nam tăng cường hơn các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh dài hạn, như tăng cường giám sát nhóm nguy cơ, thường xuyên rà soát các biện pháp hiện có và đánh giá tình hình mới để có khuyến nghị kịp thời về giao thương...
Trước đó, tối 28/5, trường hợp này đi theo đường mòn, lối mở từ Trung Quốc vào tỉnh Cao Bằng, sau đó đến Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại thành phố và thông báo cho các đơn vị địa phương liên quan để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Được biết, người phụ nữ này được đưa từ Tân Sơn Nhất về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh vào lúc 15h30 ngày 29/5.
Đến 20h15 cùng ngày, kết quả xét nghiệm bằng Realtime PCR đã cho kết quả âm tính SARS-CoV-2.
Chiều ngày 1/6 bệnh nhân đã tiến hành xét nghiệm kết quả lần 2, trong ngày mai (2/6) sẽ có kết quả.
Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính, dự kiến bệnh nhân sẽ chuyển đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi cách ly 14 ngày theo đúng quy định.
Sau khi phát hiện trường hợp này, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế TP.HCM đã lập danh sách hành khách đi cùng và gửi đến Trung tâm kiểm soát bệnh tật. Đồng thời yêu cầu tổ bay tập trung tại khu lưu trú và báo Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế quận, huyện đến lấy mẫu xét nghiệm. Bên cạnh đó đã khử trùng tàu bay và các nơi liên quan bệnh nhân.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/kiem-soat-chat-duong-mon-loi-mo-khong-de-nhap-canh-trai-phep-vao-viet-nam-a70180.html