Trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu từ lâu đã thành điểm đen về tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều tối.
Các tòa nhà cao tầng nằm san sát nhau, không gian công cộng rất hiếm hoi, lọt thỏm giữa các tỏa nhà.
Công viên Thanh Xuân được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2018 là điểm công cộng hiếm hoi của cả vùng "rừng" cao ốc rộng lớn.
Vào giờ cao điểm, tuyến đường này luôn xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, các phương tiện xe máy "phủ kín" làn đường xe buýt nhanh BRT.
Tuyến đường Lê Văn Lương giao cắt đường vành đai 3 trên cao và dưới thấp cũng đang là điểm đen về tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Theo các chuyên gia giao thông, trục Tố Hữu - Lê Văn Lương từ lâu đã trở thành một trong những tuyến đường chính, kết nối các quận Hà Đông, một phần Nam Từ Liêm và Thanh Xuân với khu vực trung tâm TP. Ùn tắc tại đây do phương tiện đông, ý thức người tham gia giao thông kém và chênh lệch khả năng giải tỏa áp lực giữa nút giao này với 2 nút giao kế cận đã được xây dựng hầm chui (Trung Hòa và Khuất Duy Tiến).
Thành phố Hà Nội đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư để trong quý 2 năm nay khởi công dự án hầm chui Lê Văn Lương với kinh phí 698 tỷ đồng. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư) cho biết, 3 gói thầu quan trọng nhất của dự án là gói số 8, số 9, số 10. Đối với gói 8, bao gồm thi công xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 (gồm hầm kín, hầm hở, tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các hạng mục của hầm), gói thầu có thời gian thi công 18 tháng. Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 được kì vọng kéo giảm ùn tắc trong khu vực cũng như tuyến Lê Văn Lương - Tố Hữu. |
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/toan-canh-rung-cao-oc-chen-chan-o-quan-noi-do-ha-noi-a70357.html