Giai đoạn nước rút và những điều học sinh cần chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT 2020

Chỉ còn 31 ngày là đến kì thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần chuẩn bị kiến thức như thế nào và những điều cần nắm được trước khi vào phòng thi.

Bộ Giáo Dục - Đào Tạo công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 dựa trên chương trình tinh giản mà bộ đã công bố trước đó và chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, được đánh giá dễ hơn đề minh họa do Bộ GD-ĐT công bố vào tháng 4-2020 và đề thi chính thức năm 2019.

Đề thi minh họa 2019. Đề minh họa. Đề tham khảo. Đề thi thử 2019 ...

NGỮ VĂN: Phân hóa ở mức vừa phải

Với môn văn, thầy Nguyễn Tấn Huy - tổ trưởng tổ Văn Trường THPT chuyên Lê Khiết cho rằng :"Các đơn vị kiến thức và kỹ năng nằm ở phần trọng tâm chương trình, không vượt ra ngoài nội dung được điều chỉnh theo hướng tinh giản mà Bộ GD-ĐT đã công bố...", ông cho rằng đề văn đã được giảm độ khó, đề có độ phân hóa rõ ràng, nên các trường Đại học có thể tuyển sinh dựa vào đề thi tốt nghiệp.

TIẾNG ANH: Bám sát chương trình

 Thầy Nguyễn Tấn Sang - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Marie Curie, TP.HCM - nhận xét :"Đề thi tham khảo môn tiếng Anh mới của bộ có chút thay đổi nhỏ ở phần phân bố số lượng câu hỏi cho kỹ năng đọc hiểu (Reading). Cụ thể là giảm 1 câu ở bài đọc hiểu phân hóa và tăng 1 câu ở phần trắc nghiệm từ vựng - ngữ pháp. Mức độ phân hóa của đề thi cũng giảm đi đáng kể để phù hợp hơn với mục đích xét tốt nghiệp"

TOÁN: Học sinh có thể đạt 7 - 8 điểm tương đối nhiều

Thầy Lê Văn Cường (giáo viên toán Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) đánh giá đề thi phù hợp với thi tốt nghiệp THPT, phân hóa ở mức 8,9,10 điểm. Đề thi có 5 câu ở lớp 11, còn lại là phần lớp 12 theo đúng tinh thần giảm tải của Bộ GD-ĐT. Đề có khoảng 80% câu ở mức độ nhận biết, thông hiểu; 10% ở mức độ vận dụng, 10% ở mức độ vận dụng cao

HÓA HỌC: Học sinh khá sẽ làm được 10 điểm

Thầy Phan Trọng Quý (giáo viên môn Hóa Trường trung học Thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng: dù dễ hơn đề 2019 những vẫn có những câu hỏi thuộc dạng vận dụng để phân hóa thí sinh dù yêu cầu vận dụng không cao. Số lượng câu hỏi dạng vận dụng cũng không nhiều, khoảng 5/40 câu.

VẬT LÝ: Học mức trung bình chăm ôn luyện đạt 7-8

Thầy Phạm Trường Nghiêm (giáo viên vật lý Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) thống kê tỉ lệ câu hỏi phân hóa rất ít vẫn tập trung 75% vào lớp 12

GIÁO DỤC CÔNG DÂN: Phù hợp thi tốt nghiệp

Cô Võ Thị Hậu (tổ trưởng tổ GDCD, Trường THPT Marie Curie, TP.HCM): Đề tham khảo môn giáo dục công dân rất vừa sức với thí sinh, mức độ các câu hỏi cũng phù hợp với một kỳ thi tốt nghiệp THPT. Về nội dung, đề thi bám sát kiến thức trọng tâm, cơ bản, nội dung câu hỏi rải từ học kỳ I đến học kỳ II của lớp 12.

SINH: Mức độ khó giảm

Cô Dương Thị Kim Loan (tổ trưởng tổ sinh, Trường THPT Tân Bình, TP.HCM): Đề tham khảo môn sinh rất phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp THPT. Nội dung đề thi bám sát chương trình cơ bản và phần tinh giản chương trình của Bộ GD-ĐT. Các câu hỏi trong đề thi có khoảng 10% thuộc kiến thức lớp 11, 90% thuộc kiến thức lớp 12. Trong đó phần bài tập phân hóa thí sinh có khoảng 12 câu.

ĐỊA: Tra cứu Atlas đạt 3 - 4 điểm

Trong đề thi này, có ít nhất 3 - 4 điểm chỉ yêu cầu tra cứu Atlat địa lý và vẽ biểu đồ. Trong đó chỉ cần đọc câu hỏi kỹ, mở Atlat ghi lại nội dung được yêu cầu đã đạt 3 điểm.

Về thời gian thi và các bộ môn 

Ảnh: Tuổi Trẻ online

Học sinh cần chuẩn bị những gì trong giai đoạn nước rút.

Trong giai đoạn này HS đã hoàn thành kỳ thi học kỳ và bắt đầu bước vào giai đoạn ôn thi đa số các trường sau khi hoàn thành chương trình các môn không nằm trong kì thi, thì các em sẽ được giáo viên ôn tập, nâng cao kiến thức những môn mình đăng ký thi để xét tuyển đại học. Những em còn yếu môn nào thì nên xin giáo viên sẽ tổ chức ôn tập lại, không nên học quá dàn trải.

Thắp nến ôn thi ngày đêm, học sinh Trung Quốc đang đánh vật với kỳ ...

Dù thời gian còn ngắn nhưng nên có lịch học khoa học, ngủ nghỉ điều độ. Nên đi ngủ trước 23 giờ để hôm sau có thể dậy sớm, đủ tỉnh táo để có thể tập trung tốt cho những tiết học trên lớp. Các em cũng nên tranh thủ làm bài ngay tại lớp, có gì khó khăn có thể hỏi ngay giáo viên, về nhà cũng không mất thêm thời gian.

Tránh để thời gian biểu bị đảo lộn, ăn uống thất thường, thiếu chất cũng như làm việc quá sức sẽ kéo theo thể trạng mệt mỏi và tất nhiên là tinh thần sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Các bạn phải cần biết cách chăm sóc và yêu thương bản thân nhiều hơn, hạn chế tối đa dùng chất kích thích. Đặc biệt khi mà kỳ thi càng đến gần thì chúng ta càng cần nhiều năng lượng hơn để phục vụ việc học tập của mình. Do đó vấn đề ăn uống điều độ, ăn thức ăn như nào, làm việc và nghỉ ngơi ra sao đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các bạn cứ để ý mà xem khi tinh thần và thể chất khỏe thì các bạn sẽ làm chủ tất cả các bí quyết ôn thi đại học.

Những vật dụng được mang vào phòng thi

Đồng hồ thông minh là gì? Đồng hồ thông minh có sim và điều cần biết

Tuyệt đối không được mang điện thoại, đồng hồ thông minh vào phòng thi để tránh việc bị loại khỏi kì thi.

 

Ngọc Anh (t/h)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/giai-doan-nuoc-rut-va-nhung-dieu-hoc-sinh-can-chuan-bi-cho-ki-thi-tot-nghiep-thpt-2020-a70754.html