Trả lời vào đúng trọng tâm câu hỏi
Luôn biết cách đi vào trọng tâm mọi vấn đề là yếu tố cần ở một nhân viên bán hàng và đó cũng là yêu cầu. Thay vì trả lời câu hỏi không rõ ràng, lòng vòng thì hãy trả lời chính xác vào những gì mà nhà tuyển dụng muốn hỏi. Bởi, trong một buổi phỏng vấn, bạn sẽ không có quá nhiều thời gian để thuyết phục nhà tuyển dụng, nên việc luôn trả lời đúng trọng tâm sẽ giúp ứng viên trình bày được toàn bộ những điểm mạnh, kỹ năng, kiến thức của bản thân.
Không chỉ thế, trọng tâm cũng chính là một yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên bán hàng mà bạn có thể nhìn thấy ở tin đăng tuyển dụng trên các trang web tìm việc. Vì điều này sẽ giúp họ hoàn thành chỉ tiêu công việc đề ra nhanh chóng hơn, thuyết phục khách hàng tốt hơn nếu trúng tuyển.
Trình bày những thành công trong quá khứ
Với một nhân viên bán hàng thì thành tích là minh chứng tốt nhất cho kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Hãy kể cho nhà tuyển dụng biết bạn đã từng thuyết phục một khách hàng khó tính bằng cách nào? Mô tả thật rõ ràng những điều mà bạn đã làm để thuyết phục họ. Với điều này, bạn sẽ dễ dàng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được toàn bộ năng lực của bản thân cũng như kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc trước đó. Thể hiện kết quả trong quá khứ giúp ứng viên thuyết phục nhà tuyển dụng rằng, họ hoàn toàn phù hợp với vị trí nhân viên bán hàng trong công ty.
Khiêm tốn, chừng mực và thuyết phục
Việc thể hiện những thành công trong quá khứ giúp bạn chứng minh được bản thân. Nhưng việc nói quá nhiều về những chiến tích trong quá khứ sẽ khiến ứng viên trở nên khoe khoang và có thể khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về những kết quả bạn đã đạt được. Thay vì luôn kể về quá khứ làm việc của mình, bạn chỉ nên chọn lọc những thành tích có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển và hướng đến hình ảnh của bản thân trong tương lai, nơi mà nhà tuyển dụng sẽ dành cho bạn một vị trí phù hợp nhất. Thể hiện hình ảnh cá nhân một cách nhẹ nhàng và có chừng mực khi trả lời phỏng vấn sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng hơn là hình ảnh một ứng viên quá khích và kiêu ngạo.
Tạo ấn tượng bằng sự gần gũi và thu hút
Sự gần gũi sẽ giúp ứng viên thu hút được người đối diện, điều này làm xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và nhà tuyển dụng, giúp cho buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn trong quá trình trao đổi thông tin. Đây cũng là yếu tố cần thiết ở một nhân viên bán hàng, tạo nên sức hút cá nhân trong công việc.
Một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển vào vị trí bán hàng
Bạn đánh giá đâu là kỹ năng quan trọng nhất trong bán hàng?
Bạn không thích điều gì khi bán hàng?
Có khía cạnh nào của quy trình bán hàng mà bạn cảm thấy rất khó chịu không?
Bạn cảm thấy thoải mái như thế nào khi gọi điện thoại?
Một số ví dụ về kinh nghiệm bán hàng của bạn là gì?
Mô tả cuộc gọi bán hàng khó khăn nhất mà bạn đã thực hiện?
Mô tả chu kỳ bán hàng của bạn ở vị trí trước đây
Bạn đạt được mục tiêu bán hàng của mình bao lâu một lần?
Nói về một lần bạn phải thay đổi cách tiếp cận bán hàng của mình.
Khi nào bạn quyết định dừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng?
Bán hàng là một lĩnh vực nghề nghiệp rất đặc thù. Danh sách trên chỉ đại diện cho một phần nhỏ các câu hỏi bạn có thể gặp phải. Nghiên cứu về cả sản phẩm của công ty, thị trường mục tiêu và chiến lược bán hàng hiệu quả để đưa ra nhiều câu hỏi của riêng bạn, sau đó thực hành trả lời phỏng vấn theo các lời khuyên trên để khiến nhà tuyển dụng thực sự thán phục.
Tú Trinh
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/bi-kip-tra-loi-phong-van-khi-tim-viec-ban-hang-a71646.html