Quê hương 'Tây Tiến' có nhiều nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng nổi tiếng, nhất là mắc khén, hạt dổi – 2 loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn đặc trưng hương vị Tây Bắc.
Mắc khén là một trong những loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây. Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng... Hạt dổi thường được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy vô cùng đặc biệt để chấm thịt gà, thịt luộc; hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.
Các món nướng là đặc trưng ẩm thực người Thái. Gà nướng mắc khén vỏ thơm giòn rụm
Theo các già làng người Thái ở Sơn La, người Thái gói bánh chưng ống và bánh chưng gù để thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết với ý nghĩa: bánh chưng gù là để cầu mong con người sẽ được sống lâu trăm tuổi, gù như chiếc bánh; do khi xưa người Thái phải chống giặc ngoại xâm nên gói bánh chưng ống để ví như cây súng đánh giặc. Cũng theo quan niệm của người Thái xưa, tài khéo léo gói bánh chưng còn là thước đo để chọn được nàng dâu đảm.
Dụng cụ đồ xôi của người Thái ở Sơn La có 2 tầng, tầng trên là trõ đồ bằng gỗ.
Xôi có 5 màu: trắng nguyên thuỷ của gạo nếp và các màu vàng, xanh, đỏ, tím. Các màu này tượng trưng cho sức khoẻ, tiền tài, hạnh phúc, môi trường sống, sự thuỷ chung. Mâm xôi ngũ sắc thường được bày ở trung tâm mâm cỗ. Các nắm xôi bày cạnh nhau theo kiểu quần tụ hoặc xếp thành núi, xếp thành 5 cánh hoa ban bày trên lá cây (trước đây) hoặc kết đĩa vòng tròn (bây giờ)
Thịt gác bếp là món ăn đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý, được chế biến từ thịt trâu, bò, lợn thả dong trên các vùng núi Tây Bắc.
Những người đàn ông Thái cũng đảm đang và khéo léo không kém phần các chị em phụ nữ.
Mâm cỗ mang đậm bản sắc và hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Mâm cỗ mang đậm bản sắc và hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Mâm cỗ mang đậm bản sắc và hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Người Thái ở vùng Tây Bắc bảo, Pa Pỉnh Tộp ngon nhất khi ăn kèm xôi nếp nương, chấm cùng chẩm chéo, uống với rượu ngô. Món ăn đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, đắng mà đặc biệt nhất là thơm nồng vị hạt dổi.
Xôi tím được nhuộm màu từ lá cây Khẩu Căm của người Thái ở Sơn La và ốc đá.
Loài ốc đá này bám trên vách núi đá ở những chỗ ẩm ướt, hoặc đá ở những dòng suối nước trong mát. Chúng ăn rong rêu, lá cây rừng nên có vị hơi nhặng đắng nhưng giòn và ăn xong có vị ngọt. Ở xứ Mường Hòa Bình, người dân coi đây là vị thuốc đặc biệt.
Măng rừng xào lòng mề gà
Cá suối đồ của người Mường ở Hòa Bình.
Rượu và các món nướng là hai thức đặc biệt không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân vùng Tây Bắc.
Mâm cỗ đầy màu sắc ở Mộc Châu, Sơn La khi nhà có khách.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/am-thuc-tay-bac-nhung-mon-dac-biet-an-mot-lan-nho-mai-a72308.html