“Cát tặc” huỷ hoại môi trường sông Krông Pắk (Đắk Lắk) và vai trò của người đứng đầu địa phương

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát sỏi quá mức trên sông Krông Pắk, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk diễn biến hết sức phức tạp. Điều đáng nói, hoạt động này đã gây sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, gây bức xúc dư luận.

Tháng 6/2016, UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép cho Công ty TNHH khai thác cát Đoàn Kết khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường trên sông Krông Pắk, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Công ty Đoàn Kết không được khai thác cát tại các khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở, không được thực hiện việc nhận chuyển nhượng các diện tích đất nông nghiệp dọc hai bên bờ sông để sử dụng vào mục đích bơm hút cát.

Tại quyết định gia hạn khai thác cát của UBND tỉnh Đắk Lắk quy định rõ: Công ty TNHH cát Đoàn Kết không được khai thác cát ở khu vựa sạt lở và có nguy cơ sạt lở

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, Cty Đoàn Kết có biểu hiện khai thác cát kiểu “cát tặc”, đe dọa môi trường và sự an toàn của cây cầu ở gần đó.

Có 3 chiếc tàu hút thường xuyên hoạt động cả ngày lẫn đêm, dù cơ quan chức năng không cho phép khai thác vào ban đêm, vi phạm quy định về thời gian khai thác.

Có 3 chiếc tàu hút thường xuyên hoạt động 

Tình trạng khai thác cát diễn ra cả ngày lẫn đêm

Cát được hút lên tàu, qua hệ thống sàng lọc rồi được đẩy lên trên bãi tập kết ở ngay đó. Còn toàn bộ chất thải được trả lại lòng sông. Quy trình khai thác này sai so với giấy phép và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Cát được hút lên tàu, qua hệ thống sàng lọc rồi được đẩy lên trên bãi tập kết ở ngay đó

Toàn bộ chất thải được trả lại lòng sông

Song song vi phạm dưới sông, là tình trạng xe quá tải quá khổ trên bờ. Cùng với việc khai thác cát bừa bãi, dẫn đến sạt lở bờ sông. Nhiều diện tích ruộng và hoa màu đã biến mất. Dòng chảy cũng từ đó bị thay đổi, biến dạng. Người dân địa phương bức xúc, kiến nghị đến các quan chức năng địa phương nhưng tình trạng không thay đổi.

Song song vi phạm dưới sông, là tình trạng xe quá tải quá khổ trên bờ

Người dân lo nhất không phải là ruộng bờ, hoa màu biến mất, mà lo cho an toàn của cây cầu số 1 bắc qua sông Krông Pắk nối liền thôn 4 với các thôn 7b, 6a, 6b. Thời gian trước, khi mùa nước cạn, người dân đã báo cáo cơ quan chức năng về các mố cầu đã bị trơ đế. Dân địa phương khẳng định, đây là hậu quả của tình trạng “cát tặc” hoành hành nhiều năm, và nếu tiếp tục tái diễn thì nguy cơ hỏng hóc, thậm chí sập, gãy cầu cũng khó tránh khỏi.

Cây cầu số 1 bắc qua sông Krông Pắk bị sụt lún nghiêm trọng

Vấn đề nghiêm trọng như vậy, nhưng sự vào cuộc, xử lý của các cơ quan chức năng địa phương là rất yếu ớt. Qua nghiên cứu, tìm hiểu của PV, ngay cả cơ quan chuyên môn là Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đắk Lắk cũng chưa nắm được tình hình khi PV đề cập.

Phía UBND huyện và CA huyện cũng không có biện pháp hiệu quả. “Cát tặc” lộng hành, xe quá tải quá khổ “vô tư” hoạt động”, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, môi trường bị đe dọa nghiêm trọng, có phần trách nhiệm lớn nhất và đầu tiên thuộc về ông Nguyễn Văn Hà - Chủ tịch UBND và ông Nguyễn Văn Dân - Trưởng CA huyện Ea Kar. 

Truyền hình Người đưa tin pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cat-tac-huy-hoai-moi-truong-song-krong-pak-dak-lak-va-vai-tro-cua-nguoi-dung-dau-dia-phuong-a72430.html