Được biết đợt lũ thứ nhất từ ngày 6 đến ngày 13/10, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hư hỏng cơ sở vật chất, hạ tầng cho đến thiệt hại người và của, tác động xấu tới đời sống của người dân. Đợt lũ thứ hai từ ngày 16/10, miền Trung tiếp tục chịu tác động của cơn áp thấp nhiệt đới mới trong quá trình biến chuyển thành bão cùng không khí lạnh, không ngừng tiếp nhận các đợt mưa lớn, đợt lũ lụt kéo dài. Một số vùng miền Trung có mực nước vượt qua lịch sử năm 1979 và năm 1999.
Di chuyển qua các tỉnh miền Trung trong thời gian này đã cần hết sức cẩn thận
Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV, thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm nhất của Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực.
Gần đây nhất cũng di chuyển qua vùng lũ, ngày 19/10/2020, 150 người gồm nhiều lực lượng được nhà chức trách huy động đến hiện trường, để giải cứu xe khách 45 chỗ biển số Đà Nẵng chạy tuyến Nam Định - Đà Nẵng, đi qua huyện Bố Trạch bị lũ cuốn trôi hơn 300 mét, ngập sâu hơn một mét.
Điều đáng nói là các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tiếp thông tin cảnh báo về tình hình lũ lụt tại các tỉnh miền trung, thậm trí còn đưa ra những lời khuyến cáo nên hoãn, hủy các tour du lịch để đảm bảo an toàn. Thế nhưng nhiều cơ quan tổ chức vẫn làm ngơ với những cảnh báo mà trong đó việc tiêu biểu nhất như đi họp hội đồng hương giữa đỉnh điểm lũ của một số lãnh đạo chủ chốt huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) – một huyện cũng đang tơi bời về lũ đã bỏ nhiệm sở đi họp đồng hương tại Sài Gòn.
Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam – Nơi tổ chức cho cán bộ nhân viên đi du lịch vào những ngày đỉnh lũ tại miền Trung
Và mới đây nhất, hiện tượng này lại xẩy ra tại Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam. Việc lãnh đạo Liên đoàn tỉnh Hà Nam phớt lờ cảnh, đưa cán bộ nhân viên “vượt lũ” qua 4 tỉnh được coi là đỉnh lũ đi du lịch tại Quy Nhơn (Bình Định) trong 3 ngày (từ ngày 18 đến ngày 20/10) đang được dư luận coi là đem tính mạng của cán bộ nhân viên cơ quan “đánh cược” với bão lũ.
Để làm rõ vấn đề này, PV đã tìm đến Liên đoàn lao động tỉnh Hà Nam (vào lúc 14 giờ, ngày 20/10/2020) để xác minh thông tin. Đúng như phản ánh của bạn đọc, toàn bộ các phòng làm việc tại đây đều của đóng then cài, chỉ duy nhất có 1 bác bảo vệ và một nhân viên nữ mới đến nhận việc được 2 tuần có mặt tại trụ sở.
Trao đổi, tân nhân viên này cho biết sở dĩ cô phải ở lại là do cơ quan đã đặt lịch du lịch từ tháng trước và cô lại mới vào làm việc có 2 tuần tại Liên đoàn Lao động nên bị “kẹt” lại. Cô này cũng cho biết, theo như lịch trình thì tối ngày 20/10/2020 mọi người mới về và công việc sẽ bắt đầu vào sáng thứ 4 ”.
Trụ sở làm việc của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam vắng bóng người trong các ngày cơ quan này tổ chức đi du lịch ( ảnh cắt từ clip)
Để thông tin thêm chuẩn xác, PV đã liên hệ vào số máy 09135678XX được cho là của Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam Trịnh Văn Bừng thì ông này nói nhầm và tắt máy. Sau đó dù cho nhiều lần nữa PV có liên hệ bằng tin nhắn thì không nhận được hồi âm.
PV
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/can-can-trong-di-chuyen-khi-di-qua-cac-tinh-co-lu-tai-mien-trung-a72536.html