Tiền là nguồn bảo mật tốt nhất
Không có tiền, chỉ có thể nhìn cha mẹ già ngày một già đi mà không làm được gì, miễn cưỡng ăn no mặc ấm.
Không có tiền thì chỉ biết nhìn người yêu vất vả.
Không có tiền, bạn chỉ có thể nhìn con của người khác có điều kiện tốt để học hành.
Cuộc sống rất thực tế, muốn sống thoải mái và tăng cảm giác an toàn, bạn phải biết kiếm tiền và tiết kiệm.
Một người dẫn chương trình nổi tiếng tâm sự, khi còn trẻ, anh có cách sống khác với những người đồng nghiệp. Anh không nhận dẫn các buổi biểu diễn thương mại và quảng cáo vì điều này gây bất lợi cho hình ảnh của anh. Thậm chí anh còn gọi những khoản tiền đó là "món tiền đáng xấu hổ".
Sự nổi tiếng và kinh nghiệm dày dặn trong nghề đã cho anh một mức thu nhập ổn định nhưng thay vì tiết kiệm, anh dùng tiền để tiêu xài hoang phí, nhậu nhẹt suốt ngày đêm.
Kết quả là sau nhiều năm làm việc, anh không tiết kiệm được đồng nào cho đến khi mẹ anh đổ bệnh và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, phải đối mặt với hàng vạn chi phí hàng ngày như tiền ăn uống, tiền thuốc thang,…
Anh chợt nhận ra một người không có tiền tiết kiệm, cuộc sống mới mong manh làm sao. Anh bắt đầu thường xuyên thực hiện các hoạt động mà anh từng coi thường, nhận quảng cáo, chạy các chương trình kinh doanh và thậm chí là dẫn chương trình cho đám cưới.
Khi những tai nạn và thay đổi xảy ra đột ngột, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc có một khoản tiền tiết kiệm.
Tiết kiệm tiền quan trọng như thế nào?
Lợi thế lớn nhất của người giàu là tỷ lệ chịu đựng sai lầm trong cuộc sống cao, và sai lầm cũng có thể được bù đắp. Không như những người bình thường, khi đột ngột rơi vào tình trạng thất nghiệp, các khoản thế chấp, chi phí sinh hoạt không biết xoay xở ở đâu.
Khi có người thân ốm đau, thuốc đắt hơn vàng, không có tiền sao chữa được bệnh đây? Ngày mai và tai nạn, bạn không bao giờ biết điều gì xảy đến trước.
Tiết kiệm tiền là mức độ tự giác cao nhất của người trưởng thành.
Một cô gái Nhật Bản tên Saki được biết đến là cô gái tiết kiệm tiền giỏi nhất. Cô có 1 tài khoản tiết kiệm từ năm 18 tuổi. Tiền lương hàng tháng được tiết kiệm theo tỷ lệ. Tiền ăn ở, quần áo, đi lại càng đơn giản càng tốt.
Nhờ lối sống tiết kiệm, cô đã mua được nhà năm 27 tuổi. Ở tuổi 33, cô là chủ sở hữu 3 căn hộ. Ngoài ra, cô còn trang trí một trong những ngôi nhà của mình làm quán cà phê mèo, hiện thực hóa ước mơ giúp đỡ những chú mèo hoang.
Khi bạn bè đồng trang lứa còn đi làm, cô đã về hưu sớm, tận hưởng cuộc sống nhiều người mơ ước. Tất nhiên, chúng ta không cần phải cực đoan như cô ấy, nhưng câu chuyện của Saki phần nào truyền cảm hứng cho chúng ta.
Biết cách tiết kiệm sức lực và tiền bạc cho những điều mình yêu thích là trách nhiệm lớn nhất của cuộc đời bạn.
Như mọi người đều biết, đối mặt với tiền bạc chồng chất không thể mang lại cho bạn sự tự tin, nhưng số tiền tiết kiệm được thực sự có thể mang lại cho bạn điều đó.
Có người từng nói: “Thứ tôi yêu không phải tiền mà là cuộc sống độc lập, tự do mà tiền mang lại”.
Nếu bạn có tiền tiết kiệm, bạn có thể mạnh dạn từ chức khi công việc của bạn mất đi niềm vui và buộc phải làm những việc bạn không muốn.
Nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi bố mẹ bạn mua thứ gì đó, bạn không cần quan tâm nhiều đến giá cả trên nhãn mác, có thể dứt khoát mua.
Nếu bạn có tiền tiết kiệm, bạn có quyền nói và lựa chọn nhiều hơn, bạn có thể chọn bạn ở bên ai, bạn có thể đến nơi bạn muốn và sống cuộc sống bạn muốn,...
Có tiền tiết kiệm là bảo lưu phẩm giá, sự tự tin và tự do nói "không" bất cứ lúc nào.
Trên đời này không ai có thể tin được, chỉ có thể tin tưởng số tiền bạn nắm trong tay bằng chính năng lực của mình.
Những người có thể tiết kiệm tiền đều có tầm nhìn xa, có tính kỷ luật. Họ biết những gì nên mua và những gì không nên mua, họ có thể trì hoãn sự thỏa mãn của mình, kiềm chế ham muốn của mình, đồng thời có khả năng tự chủ và chịu đựng.
Họ hiểu rằng để hình thành thói quen tiết kiệm tiền là phải có trách nhiệm với tương lai, có thể giúp đỡ người thân trong gia đình khi họ cần và không kéo họ xuống khi họ gặp khó khăn.
Từ bây giờ nên học cách tiết kiệm tiền, dự trữ một khoản tiền nhất định cho bản thân và học cách hoạch định tương lai của chính mình.
Huyền Ly
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/doi-khi-biet-tiet-kiem-tien-cho-thay-ban-da-truong-thanh-a72861.html