Một ngày trời thu cuối tháng 8, tớ và cô bạn quyết định quay lại Hà Giang một lần nữa, lý do chỉ là nhớ Hà Giang quá đi thôi và một lý do quan trọng nữa là chúng tớ muốn tìm hiểu về làng dệt lừng danh Lùng Tám, một địa điểm mà chúng tớ chưa tới trước đây bao giờ.
Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Để đến với làng Lùng Tám bạn bắt đầu rời khỏi thành phố Hà Giang, đi khoảng 50km tới núi đôi và cổng trời Quản Bạ. Sau đó, xuôi theo con đèo đi qua thị trấn Tam Sơn, rồi đi qua cây xăng Tam Sơn thêm vài km thì đến địa điểm được gọi là Cua Tay Áo thuộc thôn Cốc Mạ (có 7 cua). Đến cua thứ 7 thì rẽ phải vào con đường nhỏ dẫn đến Lùng Tám Hà Giang. Đây là nghề truyền thống có lịch sử lâu đời, không chỉ đem lại thu nhập cho các hộ gia đình ở làng Lùng Tám mà còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Mông. Nếu không được ai đó chỉ trước thì bạn sẽ dễ bỏ qua làng dệt trên hành trình khám phá miền cao nguyên đá Đồng Văn. Nằm cách cổng trời Quản Bạ không xa, bản Hợp Tiến của xã Lùng Tám là nơi sinh sống của đồng bảo H’mông (Mông) với nghề dệt thổ cẩm lâu đời.
Đất Lùng Tám là một thung lũng nhỏ nằm giữa bốn bề núi đá và có dòng sông Miện (Miệm) chảy qua. Để chạm chân tới mảnh đất này, người đi sẽ phải vượt qua những con dốc quanh co sườn núi, trập trùng giữa mây bay hoặc sương mờ mịt. Làng dệt Lùng Tám là một điều đặc biệt chỉ trồng lanh trong khi hầu hết tập quán của người H’Mông ở vùng cao nguyên đá này là trồng ngô trong những hốc đá trên núi khô cằn.
Nằm bên dòng sông Tráng Kìm êm đềm, cùng với các xã Đông Hà, Cán Tỷ; xã Lùng Tám (Quản Bạ) đang từng bước vươn lên thoát nghèo bằng chính nguồn lực thế mạnh sẵn có của địa phương.Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám một địa phương nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, đây cũng là nơi mà : “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”
Đã thành truyền thống, mỗi người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Những ruộng lanh mọc đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đã cho thu hoạch, được người Mông cắt về rồi đem phơi khô để chế biến thành sợi.
Từ cổng trời nhìn xuống, Lùng Tám là một xã nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, đây cũng là nơi mà : “chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…”
Nguyên liệu chính để làm nên những tấm thổ cẩm là từ những sợi lanh. Những cây lanh được trồng ở trong xã hoặc vùng lân cận và chọn lựa rất kỹ, sau khi ngâm và tuốt sẽ tách ra từng sợi nhỏ. Tiếp theo, những người phụ nữ H’mông sẽ luộc và hấp cho sợi lanh mềm. Khâu nhuộm màu cũng rất đặc biệt. Tất cả các màu đều được làm từ lá cây rừng như chè, ổi hay củ nâu hoặc loại gỗ khác mà tuyệt đối không có hóa chất công nghiệp nào. Người Mông thường dệt bằng khung cửi đai lưng. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng. Sau đó tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn, rồi dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng.
Phụ nữ Mông không chỉ giỏi dệt mà kỹ thuật nhuộm của họ cũng độc đáo khó có nơi nào sánh bằng.Vải sau khi dệt và chà mịn nhẵn thì được ngâm trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ sau đó vớt ra để ráo rồi lại ngâm tiếp, lặp đi lặp lại như thế khoảng năm, sáu lần. Công đoạn kế tiếp là đem đi phơi rồi lại nhuộm lại, cứ như thế thêm chục lần nữa mới xong. Làm ra những tấm vải lanh tốt là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ Mông, có lẽ cũng chính vì vậy mà họ luôn thận trọng trong từng công đoạn, dù là căng sợi hay luồn khung. Tất cả mọi công đoạn đều được làm thủ công theo phương pháp từ xưa truyền lại tới bây giờ.
Trong câu chuyện với chúng tớ, chị Vàng Thị Mai – chủ nhiệm Hợp tác xã dệt lanh Hợp Tiến cho biết rằng người Mông rất ưa chuộng vải lanh bởi nó có độ bền chắc hơn vải bông. Thêm nữa, theo quan niệm của đồng bào, vải lanh được coi là sự gắn kết bền chặt giữa con người và thế giới tâm linh. Họ cho rằng sợi lanh là sợi chỉ dẫn đường cho người chết trở về với tổ tiên và đầu thai trở lại làm người. Với người Mông, dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tài năng phẩm hạnh của người phụ nữ. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người Mông rất bền và bắt mắt. Và mặc dù dệt nên một tấm vải mất rất nhiều công sức, nhưng những chàng trai, cô gái ở Lùng Tám vẫn hàng ngày tỉ mẩn để bảo vệ cho một nét văn hóa độc đáo mà tổ tiên bao đời để lại.
Một trong những điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của vải lanh chính là việc tạo hoa văn, họa tiết trên váy, khăn đội đầu, thắt lưng hoặc mặt địu… Nó được thể hiện bằng kỹ thuật thêu tay, đắp vải mầu và vẽ hoa văn sáp ong. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo của người thợ. Nhuộm chàm là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu chàm đen như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày.
Người ta thường ngâm vải trong dung dịch chàm chừng một giờ đồng hồ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại ngâm tiếp. Quy trình đó được lặp đi lặp lại 5-6 lần mới đem vải đi phơi. Khi nào mảnh vải khô, nó lại được mang vào ngâm tiếp; cứ như thế khoảng 8-10 lần. Thời gian ngâm cho vải lên nước đen bóng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần 3- 4 ngày là có thể nhuộm xong; nhưng nếu trời mưa, phơi vải lâu khô, khoảng hời gian đó có khi kéo dài tới 2 tháng. Chính vì được nhuộm kỹ như vậy mà màu chàm của người H’Mông ở đây rất bền và luôn cho cảm giác tươi mới.
Lùng Tám là làng dệt nổi tiếng nhất Hà Giang. Với lịch sử làm nghề lâu đời, làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang không chỉ là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ gia đình, mà đây còn là nơi bảo tồn và lưu giữ những giá trị truyền thống của người dân nơi đây. Đến nay, sản phẩm lanh Lùng Tám làm ra ngày càng nhiều và chất lượng không ngừng tăng lên.
Những sản phẩm này đã theo chân bao du khách đến khắp mọi miền đất nước và cũng đã xuất khẩu sang hơn 20 nước, trong đó, có những thị trường đặc biệt ưa chuộng như các nước: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thụy Sỹ… Các sản phẩm này đi khắp các nước đều nhận được sự ưa chuộng của khách hàng bởi nét độc đáo của sản phẩm với chất liệu truyền thống tự nhiên.
Vải lanh không chỉ bền mà còn được biết đến là một loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không bị mốc, có khả năng hấp phụ cao, luôn tạo cho làn da sự thông thoáng mỗi khi mặc. Cũng chính vì lý do đáo mà nhu cầu tiêu thụ vải lanh, đặc biệt của khách hàng nước ngoài ngày càng cao. Đây thực sự là một cơ hội lớn để các sản phẩm đệm, túi, quần áo… những sản phẩm văn hóa vừa hoang sơ, vừa lộng lẫy của mảnh đất mù sương nơi hấp dẫn du khách đến với du lịch Hà Giang.
Tạm biệt Lùng Tám, tớ và cô bạn tiếp tục rong ruổi trên những con đường để lên với Cao nguyên đá. Ban đầu hai đứa dự định sẽ nghỉ ở Đồng Văn, nhưng do trời đã muộn nên chúng tớ quyết định dừng chân ở Mèo Vạc và chọn Auberge de Meo Vac để nghỉ lại.
Auberge de MeoVac còn có tên gọi khác là Chúng Pủa theo tiếng của người Hmông, nơi đây đa phần là người Hmông sinh sống, nên kiến trúc và cách thức sinh hoạt cũng mang đậm chất người Hmông với các mái ngói âm dương, tường được trình bằng đất, cột nhà bằng gỗ Sa Mộc, mọi người trong bản cũng như khách du lịch đến đây chủ yếu đi bộ hoặc đi xe nên không gian rất yên tĩnh.
Du lịch Hà Giang, mảnh đất của những câu chuyện truyền thuyết đầy thi vị về ngọn Núi Đôi ở Quản Bạ hay những rừng Thông mê hoặc tại Yên Minh, hay là những ngọn núi đá kỳ vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn. Dù lịch trình du lịch Hà Giang của bạn thế nào thì bạn cũng nên trải qua những con dốc quanh co như dải lụa để đến vùng quê của những sắc màu thổ cẩm Lùng Tám duyên dáng nép mình giữa những núi đá mù sương bốn mùa sương phủ. Hãy thử một lần ghé thăm làng dệt Lùng Tám này nhé!
Như Quỳnh
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/lung-tam-sac-mau-doc-dao-giua-cao-nguyen-da-ha-giang-a73157.html