4 lưu ý khi trả lời câu hỏi về điểm yếu của bản thân

Điểm yếu của bản thân là câu hỏi hóc búa được sử dụng phổ biến trong phỏng vấn. Đối diện với câu hỏi “khó nhằn” này, không phải ứng viên nào cũng đủ bản lĩnh để ứng phó trôi chảy. Dưới đây là 4 lưu ý hữu ích giúp bạn vượt qua câu hỏi này một cách dễ dàng hơn.

Điểm yếu của bản thân là gì?

Điểm yếu là những điểm hạn chế trong chuyên môn, kỹ năng, thói quen… của bạn, cần được khắc phục để trở nên con người hoàn thiện hơn.

Câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” thực chất là một câu hỏi đánh đố. Nếu bạn thành thật trả lời về điểm yếu của bản thân, nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ về năng lực làm việc của bạn. Trái lại, nếu bạn nói rằng mình không có điểm yếu nào cả, họ sẽ tin rằng bạn là ứng viên ngạo mạn và không trung thực.

Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi này cho thật khéo léo?

Nguyên tắc trả lời câu hỏi về điểm yếu của bản thân

Khi được hỏi về điểm yếu, bạn cần trả lời rành mạch, rõ ràng theo 2 phần:

Các lưu ý khi trả lời về “điểm yếu” của bản thân

Lựa chọn điểm yếu không làm ảnh hưởng đến vị trí công việc

Khi suy xét trả lời về điểm yếu của bản thân trong các buổi phỏng vấn việc làm Biên Hòa, Long An hay TPHCM, bạn cần tinh ý lựa chọn những điểm yếu không làm ảnh hưởng đến vị trí công việc. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing - nơi cần sự năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo, bạn không nên kể ra điểm yếu như thường xuyên trễ deadline hay thiếu ý tưởng. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, tuyệt đối đừng đề cập đến khuyết điểm không biết giao tiếp, sợ đám đông hay thiếu kỹ năng thương lượng. Thay vào đó, bạn có thể nói về những điểm yếu không liên quan như nấu ăn không ngon, tính nhẩm kém, không có tài lẻ…

Bằng cách này, bạn vừa có thể làm hài lòng nhà tuyển dụng vừa không lo “chiếc ghế” việc làm bị lung lay.

Không trả lời khuôn mẫu, sáo mòn

So với ứng viên, nhà tuyển dụng đã có kinh nghiệm “chinh chiến” nhiều năm, phỏng vấn qua hàng trăm, hàng ngàn ứng viên. Chính vì vậy họ đã “đi guốc trong bụng” những lối nói sáo mòn, khuôn mẫu như: “Tất nhiên con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu”. Hay kiểu trả lời khoa trương như: “Điểm yếu của em là quá cầu toàn/ quá đam mê công việc”. Những câu trả lời như vậy sẽ bị đánh giá là tẻ nhạt và đa số nhà tuyển dụng đều không muốn “để vào tai”.

Tốt nhất bạn không nên trả lời hoa mĩ, vòng vo hay lảng tránh vấn đề. Hãy đề cập trực tiếp vào điều nhà tuyển dụng muốn biết và trả lời từ đáy lòng, đúng với suy nghĩ và cách diễn đạt của bản thân.

Hãy thành thật

Sẽ là sai lầm nếu bạn bịa đặt một khuyết điểm nhỏ nào đó để đối phó với nhà tuyển dụng. Bởi vì phàm là người phỏng vấn lão luyện, họ chỉ cần hỏi thêm dăm ba câu là có thể bắt thóp được ngay. Cũng sẽ sai lầm nếu bạn cố tình trốn tránh, trả lời chung chung và đi chệch ý đồ người hỏi. Lúc ấy, hình ảnh bạn trong mắt nhà tuyển dụng sẽ trở nên kém chuyên nghiệp.  

Hãy thành thật và nghiêm túc trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ về những vấp ngã bạn từng trải qua trong quá khứ, những lời khuyên răn, nhận xét của người thân quen để câu trả lời trở nên cụ thể, thực tế và chân thực hơn.

Tập trung vào giải pháp khắc phục

Như đã đề cập ở trên, nguyên tắc trả lời câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” không chỉ là nêu ra khuyết điểm mà còn đi kèm giải pháp khắc phục. Một ứng viên thông minh và khéo léo sẽ không dại gì kể lể, “bóc trần” khuyết điểm của chính mình. Thay vào đó, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào giải pháp khắc phục. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đã nhìn nhận khuyết điểm đó như thế nào và nỗ lực khắc phục trong quá khứ ra sao. Hiện tại khuyết điểm ấy còn tồn tại không? Nếu có, bạn có phương hướng gì để tiếp tục cải thiện trong tương lai?

Tất cả sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm nhận được bạn là một người có nội tâm mạnh mẽ, luôn biết tự đấu tranh phát triển và vươn lên trong cuộc sống. Đây là cách “xoay chuyển càn khôn”, biến hóa điểm yếu thành điểm mạnh, khéo léo “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.

Mong rằng với những chia sẻ về 4 lưu ý khi trả lời về điểm yếu của bản thân trên đây, bạn đọc sẽ có thêm những kỹ năng quý giá để hoàn thành cuộc phỏng vấn tốt đẹp. Nếu biết chuẩn bị tốt và lưu ý kỹ các điểm kể trên, bạn sẽ không bối rối, bị động trước câu hỏi hóc búa “Điểm yếu của bạn là gì?” nữa. Chúc bạn phỏng vấn thành công!

Pha Lê

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/4-luu-y-khi-tra-loi-cau-hoi-ve-diem-yeu-cua-ban-than-a73401.html