"Dấu chân du mục" trên cánh đồng cừu An Hòa - Ninh Thuận

Với phong cảnh núi non trùng điệp, hồ nước thơ mộng hòa trong những đồng cỏ xanh mơn mởn, đồng cừu An Hòa lôi cuốn và mê hoặc bất kỳ lữ khách nào khi ghé thăm.

Đồng cừu An Hòa thuộc địa phận thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 16km theo hướng Tây Bắc, hướng đi quốc lộ 1A ra Nha Trang. Đây là một trong những địa điểm chăn nuôi và thả cừu tự do lớn nhất tỉnh Ninh Thuận.

Trên một vùng đồng cỏ thảo nguyên rộng lớn là hàng nghìn chú cừu được chăn thả tự do. Cùng với phong cảnh yên bình, thơ mộng, Đồng cừu An Hòa ngày càng được biết đến nhiều hơn, trở thành điểm tham quan du lịch Ninh Thuận rất “hot”. Du khách đến đây có thể vừa tham quan ngắm cảnh lại vừa được hòa mình vào cuộc sống du mục.

Đồng cừu An Hòa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới Ninh Thuận. Chính vì vậy, thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 giữa mùa hè sẽ là thời điểm lý tưởng nhất để bạn thực hiện chuyến đi du lịch của mình. Thời tiết lúc này nắng đẹp, cỏ cây phủ một màu xanh mướt, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng cuộc sống thanh bình nơi đây.

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 16 km theo hướng Tây Bắc chạy theo quốc lộ 1A, đồng cừu An Hòa thuộc thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con, thích hợp cho du khách tham quan, ngắm cảnh,  chụp ảnh cừu và trải nghiệm cuộc sống của dân du mục nơi đây.

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 16 km theo hướng Tây Bắc chạy theo quốc lộ 1A, đồng cừu An Hòa (thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con, thích hợp cho du khách tham quan, ngắm cảnh, chụp ảnh cừu và trải nghiệm cuộc sống của dân du mục nơi đây.
Du khách có thể đến trang trại cừu sớm từ 6-7h để có thể thưởng thức những bữa cơm sáng cùng với dân địa phương, sau đó chuẩn bị lùa cừu ra đồng chăn tầm 8-10h. Chuồng cừu thường được xây trên cao như nhà sàn để giữ cho cừu luôn khô ráo, tránh ẩm ướt bị bệnh và để thuận tiện cho việc làm vệ sinh chuồng trại.
Du khách có thể đến trang trại cừu sớm từ 6-7 h để thể thưởng thức những bữa cơm sáng cùng với dân địa phương trước khi lùa cừu ra đồng chăn tầm 8-10 h. Chuồng cừu thường được xây trên cao như nhà sàn để giữ cho cừu luôn khô ráo, tránh bệnh và để thuận tiện vệ sinh chuồng trại.
Khu vực hồ đập Thanh Sơn là nơi đẹp và thơ mộng nhất để săn những bức ảnh cùng với những con cừu dễ thương. Vì là vùng đất khô hạn nên hồ rất ít nước, để lộ ra một khoảng không rộng lớn với nhiều đám cỏ mọc lởm chởm, nhiều nơi xanh rờn,…trở thành nguồn thức ăn chính cho các đàn cừu ở đây.
Khu vực hồ đập Thanh Sơn là nơi đẹp và thơ mộng nhất để săn những bức ảnh cùng với những chú cừu dễ thương. Vì là vùng đất khô hạn nên hồ rất ít nước, để lộ ra một khoảng không rộng lớn với nhiều đám cỏ mọc lởm chởm, nhiều nơi xanh rờn,…trở thành nguồn thức ăn chính cho các đàn cừu.
Giữa không gian tĩnh lặng, bốn bề là núi nón, cánh đồng hoang với những thảm thực vật đặc trưng cùa vùng nắng, tiếng cừu kêu “bê bê” gọi nhau khi gặm cỏ ì oạm, tiếng la ới của người chăn hòa trong mùi gió thoảng hương thơm của đồng lúa An Hòa, An Xuân ùa về, khiến khung cảnh thật đỗi yên bình và cứ tưởng như đang lạc vào thảo nguyên Mông Cổ.
Giữa không gian tĩnh lặng, bốn bề là núi non, cánh đồng hoang với những thảm thực vật đặc trưng cùa vùng nắng, tiếng cừu kêu “bê bê” gọi nhau khi gặm cỏ, tiếng la ới của người chăn khiến khung cảnh thật đỗi yên bình.
Cừu ở Phan Rang đã xuất hiện hơn 100 năm, tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Hải,…Chúng thường được người dân lùa ra đồng ăn cỏ, cây bụi,…từ sáng 9-11h và chiều 14-17h. Buổi chiều khi về trại, chúng còn được những người chăn cho ăn thêm cỏ trồng để đủ dinh dưỡng.
Cừu ở Phan Rang đã xuất hiện hơn 100 năm, tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Hải,… Chúng thường được người dân lùa ra đồng ăn cỏ, cây bụi,…từ sáng 9-11 h và chiều 14-17 h. Buổi chiều khi về trại, chúng còn được cho ăn thêm cỏ trồng để đủ dinh dưỡng.
Cừu mỗi lứa sinh từ 1-3 con, nhưng thường là từ 1-2 con, những trường hợp may mắn sẽ có sinh ba. Mỗi trang trại có từ vài chục cho đến cả ngàn con, thế nhưng người dân có cách phân biệt đâu là cừu nhà mình bằng cách tạo màu sắc đỏ trên lưng của chúng để dễ nhận dạng.
Mỗi lứa cừu sinh từ 1-3 con (thường là từ 1-2 con) và cũng có trường hợp sinh ba. Mỗi trang trại có từ vài chục cho đến cả ngàn con, thế nhưng người dân có cách phân biệt đâu là cừu nhà mình bằng cách tạo màu sắc đỏ trên lưng của chúng để dễ nhận dạng.
Những người chăn cừu ở đây đa phần là dân tộc Chăm, chăn thuê cho các ông chủ lớn, giàu có. Người chủ bỏ vốn ra mua cừu, còn những người này đảm nhận công việc chăn nuôi cừu hàng ngày cho lớn. Họ sẽ “ăn chia” lãi tỷ lệ theo 7:3 hoặc 6:4 khi đàn cừu lớn và bán đi.
Những người chăn cừu ở đây đa phần là dân tộc Chăm, chăn thuê cho các ông chủ, người vốn ra mua cừu. Họ sẽ “ăn chia” lãi tỷ lệ theo 7:3 hoặc 6:4 khi bán đán cừu.
Công việc chăm nom rất vất vả, họ làm việc suốt ngày và thậm chí mất ăn mất ngủ mỗi khi cừu bị bệnh hay có chuyện gì xảy ra. Cũng chính vì lẽ đó, những nếp nhăn, sự khó nhọc hằn in lên trán, vai của những người nông dân chân chất này. Đôi lúc bữa trưa của họ cũng rất đơn giản và tạm bợ, chỉ là bữa cơm trắng cá khô ngồi trong bụi cây mát trên đồng ngồi ăn và trông cừu,…
Công việc chăm nom cừu rất vất vả nên họ làm việc suốt ngày và thậm chí mất ăn mất ngủ mỗi khi cừu bị bệnh. Đôi lúc bữa trưa của họ cũng rất đơn giản và tạm bợ, chỉ là cơm trắng cá khô ngồi trong bụi cây vừa ăn vừa trông cừu.
Có dịp đến đây, bạn sẽ cảm thấy hào hứng với những trải nghiệm mới và người dân luôn niềm nở chào đón và cho bạn thoải mái chụp ảnh, tìm hiểu hay hỏi thông tin về cừu. Bạn cũng không cần sợ cừu cắn gì vì chúng là loài vật dễ thương, hiền lành, đôi khi có con nhút nhát thấy khách đến bỏ chạy, có con thì lì lợm đứng nghểnh mặt cho khách tha hồ chụp.
Có dịp đến đây, bạn sẽ cảm thấy hào hứng với những trải nghiệm mới và người dân luôn niềm nở chào đón và cho bạn thoải mái chụp ảnh, tìm hiểu hay hỏi thông tin về cừu. Bạn cũng không cần sợ cừu cắn gì vì chúng là loài vật dễ thương, hiền lành, đôi khi có con nhút nhát thấy khách đến bỏ chạy, có con thì lì lợm đứng nghểnh mặt cho khách tha hồ chụp.
Chiều về, khi ánh mặt trời dần khuất sau những dãy núi phía xa cũng là lúc những đàn cừu được lùa về lại những căn nhà sàn của chúng. Lại một quá trình gian nan khi những chàng trai, người đàn ông đen sạm vì nắng vất vả lùa chúng về để lại những cánh đồng cỏ trơ trọi, những đám bụi ngùn ngụt phía sau.
Chiều về, khi ánh mặt trời dần khuất sau những dãy núi phía xa cũng là lúc những đàn cừu được lùa về lại những căn nhà sàn. Một quá trình gian nan khi những chàng trai, người đàn ông đen sạm vì nắng vất vả lùa chúng về để lại những cánh đồng cỏ trơ trọi, những đám bụi ngùn ngụt phía sau.

 

 

Huyền Ly (st)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/dau-chan-du-muc-tren-canh-dong-cuu-an-hoa-ninh-thuan-a73419.html