Thú chơi ngư chiến - một thời nở rộ ở đất Hà Thành

Nếu tưởng rằng dân nuôi cá chọi chỉ để đem chọi phân tài cao thấp thì e rằng lầm! Có rất nhiều người nuôi cá chọi chỉ vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó, ngắm nghía bộ vây giương căng ra với những màu sắc tuyệt đẹp cũng đủ khiến người chơi thấy mãn nguyện với công sức bao lâu chăm chút, giữ gìn báu vật của riêng mình.

Cách đây vài năm để có được một con cá chọi (còn gọi là cá thia thia hay lia thia) là niềm tự hào của mỗi chúng tôi. Thời đó chơi chọi cá, cá đứa nào thắng cùng lắm chỉ được vinh danh ở ngõ. Tôi nhớ hồi bé, mỗi lần về quê xem các dân chơi xách vợt, rổ ra lùng sục dưới ao hồ vớt cá về chơi đã lui vào dĩ vãng.

Cách lên KEO cho CÁ LIA THIA ĐỒNG ➤Đồng Quê Channel - Collectif-du-chambon

Cá Lia Thia, cá chọi

Cá cảnh thời đó được nuôi ở làng Yên Phụ. Cho ăn, sưởi ấm về mùa đông ai cũng làm được nhưng ép cho chọi đẻ thì chỉ có cánh đàn ông trong gia đình nắm bí quyết. Lộ ra không chỉ mất nghề mà còn bị lên án. Thế nhưng, một vài chị về làm dâu làng Nghi Tàm cũng trộm được nghề, xây bể nuôi cá. Lúc đầu dân làng Yên Phụ bực lắm, nhưng sau cũng thôi vì có cái nghề nhà chồng không coi thường và lại đất nông nghiệp của Nghi Tàm cũng ít. Xa xưa, Yên Phụ có nghề làm hương, nhưng đất chật, người đông, ngày nắng phải tranh nhau mang hương lên đê phơi nên nhiều người bỏ nghề.

Chuyện kể rằng một người đàn ông trong làng buông câu ở hồ Tây câu được con giống như con săn sắt. Người này đem thả vào trong vại, hôm sau lại câu được con giống như vậy, lại thả vào vại. Mấy hôm sau ngó vào thì đuôi hai con nát bươm, người đàn ông này liền nghĩ ra trò chọi cá. Thế là giăng lưới ở hồ và chỉ bắt loại cá biết chọi này. Cũng chả ai biết nghề nuôi cá chọi ở Yên Phụ có từ bao giờ nhưng từ những năm 50 thế kỷ trước, trong làng có khoảng dăm nhà. Ngoài nuôi cá chọi, họ nuôi cá vàng, cá kiếm, mã giáp... nhập từ Hồng Công. Trẻ con vào làng ngẩn ngơ vì các loại cá. Hồi đó còn có câu mà trẻ con hay hát "Chú ngựa vằn lấy anh khổng tước. Anh xê-can bóp... cô thần tiên. Trong khi có giặc đến nhà là đánh...".

Hung hăng và hiếu chiến thì giống này xếp vào loại đệ nhất thiên hạ… cá! Những con cá đực bước vào tháng tuổi thứ 4 nếu không tách bầy hay nuôi riêng là chúng bắt đầu "sống mái" với nhau ngay! Không như nhiều loại động vật khác chỉ thích thách đấu trong mùa sinh sản, cá lia thia sẵn sàng choảng nhau bất cứ lúc nào (có lẽ vì thế dân gian gán cho từ cá chọi). Đặc tính ấy của chúng đã kéo bao lớp đàn ông vào cuộc: nuôi, mua bán, đổi chác và đem ra chọi?

Dân chơi cá không bao giờ đem cá mới về ra chọi liền như chúng tôi ngày trước. Họ thường nuôi hàng chục con rồi tuyển chọn dần, lựa những con “ngon lành” ra chăm sóc đặc biệt và “quần” cá rồi cho chúng “đá bóng” với nhau (để hai lọ cá sát nhau) để vừa kích thích vừa cho chúng quen mùi chiến trận. Chỉ có những con thấy địch thủ xáp vào liền và thật khoẻ (luôn bơi giữa lưng chừng nước) mới được dành để chờ ngày thư hùng. Thường thì chúng được nuôi trong keo (lọ) thuỷ tinh nhỏ nhưng trước khi xung trận chúng được nhốt trong hũ đất nung khoảng 3 ngày.

Cá chọi nuôi không kén như cá cảnh, chẳng cần máy lọc, thổi oxy chỉ cần đủ thức ăn và nước sạch là chúng “bình yên vô sự”, tuy nhiên nuôi ra sao để chúng ngày càng lộng lẫy và “thích đá là chiều, ra trận là thắng” thì đã trở thành nghệ thuật, khó ai chịu truyền nghề.

Theo dân chơi cá để chiêm ngưỡng thì “cá đẹp không đá mà cá đá thường không đẹp”. Còn đối với dân nuôi cá để chọi thì đẹp xấu bất kể (nhưng đẹp mã mà giỏi võ nữa thì tuyệt vời), miễn sao chọi thắng giúp chủ hả hê là được! Bởi thắng không chỉ “sướng” mà còn có tiền độ, giá trị con cá, lò nuôi cá cũng tăng lên bội phần.

Ảnh đẹp đến mê hoặc của những chú cá chọi Thái Lan trên iPhone | Ảnh-Clip  hay | Chuyên trang Hoa Học Trò - Chuyên trang Hoa Học Trò - Báo điện

Cá Xiêm, loại cá Thái Lan được du nhập vào Việt Nam những năm 2015

Không chỉ cá Lia Thia, giống cá Đá hay còn gọi là cá Xiêm, cá Beta, còn trong giới dân chơi dân chơi cá thường gọi là cá phướn được nhập về khoảng những năm 2015. Từng được đặt biệt danh là “trang sức của Phương Đông” do màu sắc tuyệt đẹp của chúng qua nhiều quá trình lai tạo. Chúng có màu sắc rất phong phú, chẳng hạn: đỏ, xanh lam, xanh lá, xanh ngọc, màu cam, vàng, trắng, màu ánh kim... Và hầu hết chúng đều có nhiều màu sắc óng ánh và thay đổi màu theo góc nhìn hay cường độ ánh sáng.

Cá đá được ưa thích vì dễ nuôi, nhiều màu sắc rất đẹp, là loài cá khá dữ nhưng lại sở hữu bộ vây có thể nói là đứng hàng đầu trong những loại cá cảnh.. Để nuôi cá đá, không cần đến những hồ nước rộng mà đôi khi chỉ cần trong một chiếc lọ thuỷ tinh, không cần máy sục khí và lượng thức ăn cũng rất ít, chất thải ít. Vài ngày, thậm chí cả tuần mới cần thay nước một lần.

Cả người lớn lẫn trẻ em đều thích cá đá, mỗi lứa tuổi lại tìm thấy ở chúng điều thú vị riêng. Không nhiều người biết rằng nếu nuôi lâu ngày cá đá có thể nhận biết chủ. Mỗi lần cho ăn hay lại gần nhìn, sờ tay vào thành lọ, hay thậm chì sờ cả vào mình cá, nó quấn quít, bơi vòng vòng tỏ ý thân thiện. Thi thoảng, nó xù bộ đuôi căng phồng như lá cờ gặp gió nhìn rất đẹp.

Tuy nhiên, dù là loài dễ nuôi nhưng cũng cần phải nắm được những yêu cầu cơ bản để có được những con cá đá đẹp. Trước tiên là về nguồn nước, tuy rằng cá đá có thể chịu được nước khá đục nhưng cũng không thể vì thế mà người nuôi để nhiều ngày không thay nước. Nhất là khi cho ăn cần chú ý cho rất ít vì nếu cá không hết thức ăn đọng lại trong bình sẽ bị thối, làm đục nước. Kinh nghiệm là cho lượng thức ăn vừa đủ, cá ăn hết trong vòng 10 phút là tốt nhất.  Nhiều người trước khi đi vắng nhiều ngày đã sai lầm khi đổ rất nhiều thức ăn vào cho cá, vì để chúng không bị chết đói. Nhưng thực chất đó chính là “đánh thuốc độc” giết những chú cá cưng của chính mình. Lưu ý rằng nếu buộc phải sống trong nước đã bị ô nhiễm, cá sẽ chết trong vòng 24 giờ sau đó.

Còn bí kíp của dân chuyên, trước khi mang cá đi chọi, thường phải cho cá tập giương vây, vè nhiều bằng cách để một chiếc gương con ngay bên cạnh bình cá, không thì dí đầu nhựa đen của chiếc chìa khóa xe vào thành bình. Cá chọi có đặc điểm thấy bóng nó là tự giương vây gây chiến, càng hăng tiết “phùng mang trợn má” chúng càng đẹp và oai hùng, không hổ danh được các nhà khoa học đặt tên là cá Splendens (rực rỡ, lộng lẫy). Khi chọi, thường người chơi phải chọn những con tương ứng nhau, vì để con to chọi với con nhỏ là con nhỏ chỉ có chạy quanh bình. Mỗi lần con nào bị xé vây trước là đám trẻ xem ké hò reo sung sướng. Con nào không bị rách vây hay đuôi hoặc bị ít hơn là con đó thắng. Có những trận cả hai con nát bươm cả đuôi và vây, lại còn xây xát khắp người.

Nếu đã từng xem hai con cá chiến chọi nhau một trận "sống mái", khó ai cưỡng lại lòng say mê môn này: không thăm dò lao thẳng vào nhau và chọi kịch liệt cho đến khi một con tơi tả và quay đầu bỏ chạy, phải vớt riêng ra cuộc chiến mới tạm dừng! Những con nào có bộ vây đuôi lộng lẫy thì lượn lờ diễu võ giương oai, nhưng khi đã say máu rồi thì chỉ còn biết hạ đối thủ mặc cho vây đuôi tả tơi…

Ngọc Anh (T/H)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/thu-choi-ngu-chien-mot-thoi-no-ro-o-dat-ha-thanh-a73560.html