Sau gần 10 năm thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề bậc trung cấp, trường đã triển khai đào tạo: 1019 học viên trung cấp, 1374 học viên sơ cấp, 6214 học viên ngắn hạng, 2628 học viên ngoại khóa. Bên cạnh đó trường còn kết nối đào tạo cho doanh nghiệp 2455 học viên và Liên kết đào tạo trình độ đại học 145 học viên, là một trong 04 trường Trung cấp nghề thuộc Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang.
Do nằm trong địa bàn sâu, sản xuất nông nghiệp thấp kém, núi đồi hiu quạnh, biển mặn bao quanh, dân cư thưa thớt, hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, dân trí thấp, đồng bào dân tộc trong vùng khá đông... nên ngay từ đầu tập thể cán bộ giáo viên đã xác định lấy chữ “ Tâm” để phát huy cái “ Tầm”. Điều này đồng nghĩa với việc phải biết dấn thân chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích riêng tư của bản thân để đồng hành cùng với Nhà trường tạo ra năng lực và phẩm giá cho người học nghề và làm nghề.
Mặt dù trang thiết bị giảng dạy còn thiếu thốn lạc hậu nhưng với nhiều cách làm năng động sáng tạo, mục tiêu lấy người học làm trung tâm, ban Giám hiệu Nhà trường do Thac sĩ, hiệu trưởng Đỗ Anh Khoa lãnh đạo điều hành, đã đã không ngừng nỗ lực tìm tòi sáng tạo, thường xuyên đổi mới phương pháp, cập nhật bổ sung kịp thời chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, điều kiện, khả năng của người học nghề và nhu cầu việc làm của xã hội.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Thạc sĩ Đỗ Anh Khoa, hiệu trưởng Nhà trường đã tìm tòi nghiên cứu hướng đi hữu ích trong quá trình xây dựng, phát triển; Tập thể cán bộ giáo viên chủ động không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách hiện hành, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài chính và huy động tổng hợp nhân lực bên trong và ngoài Nhà trường.
Ngay từ khi thành lập, thay vì chờ đợi Nhà trường thực hiện một bước trước khi đề án của Bộ triển khai, bằng cách xác định khâu đột phá trong đào tạo nghề trọng điểm gắn với đa dạng hóa ngành nghề đạo tạo phù hợp theo nhu cầu của xã hội và nhu cầu địa phương. Quá trình phát triển là qua trình không ngừng tự tìm tòi sáng tạo các thiết bị dạy nghề không chỉ được công nhận trong các kỳ thi toàn quốc mà còn được ứng dụng ngay trong nhà trường.
Nhờ chủ động sáng tạo trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nhiều năm qua Nhà trường không những cung ứng nhu cầu lớn nhân lực tại địa phương phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn cung ứng số lượng lớn cho xuất khẩu lao động. Đến nay có thể khẳng định, trường Trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long xuyên là một trong 4 trường dẫn đầu trong đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.
Điểm nổi bật của Trường trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long Xuyên là đã xây dựng được đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết, kinh nghiệm, có bản lĩnh trong lời nói và việc làm, dám nghĩ , dám làm, dám chịu trách nhiệm với sản phẩm đào tạo.
Đáng chú ý là dám mạnh dạn đổi mới cách đánh giá chất lượng tri thức nghề đầu ra (đánh giá tay nghề thông qua hội đồng đánh giá độc lập bên ngoài nhà trường), đều mà nhiều trường đào tạo bậc Trung cấp nghề chưa dám mạnh dạn làm, bởi với cách làm này giáo viên trong Nhà trường sẽ giảm nguồn thu nhập. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Đỗ Anh Khoa, nếu không mạnh dạn đổi mới cách làm thì chất lượng đào tạo sẽ tụt hậu, hơn nữa cách đánh giá này cũng phù hợp với yêu cầu đào tạo các nước tiên tiến.
Bên cạnh đó, điều đặc biệt tạo nên nét độc đáo của Trường Trung cấp nghề Vùng Tứ Giác Long Xuyên là tự sáng tạo nhiều mô hình dạy nghề được công nhận trong các cuộc thi quốc gia, những mô hình này sau cuộc thi được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn dạy nghề vừa giúp trường tiết kiệm được nguyên, nhiên liệu giảm tối đa chi phí cho Nhà trường.
Mỗi thế hệ học nghề sau khi hoàn thành chương trình đều đảm bảo tri thức nghề đạt chuẩn được doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đón nhận. Những cố gắng đó của tập thể giáo viên Nhà trường được các cấp, các ngành tặng nhiều danh hiệu thi đua.
Nói về học nghề tại Trường, nhiều em học sinh đang hành nghề ở nhà máy xi măng, các cơ ở sữa chửa cơ khí và kế toán toán trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kiên Lương, Phú quốc và tỉnh Kiên Giang đều có chung nhận xét khi nhắc đến địa chỉ đỏ này là: “Học nghề ở trường Trung cấp nghề Tứ giác Long Xuyên chỉ thất nghiệp khi họ lười lao động”
Điều đó càng thấy rõ giá trị của chữ Tâm, chữ Tầm có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực và càng quan trọng hơn đối với những nơi có chức năng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội; đây chính là động lực để tập thể giáo viên Trường trung cấp nghề vùng Tứ giác Long Xuyên vững vàng bước vào thời kỳ mới.
Để tạo điều kiện hơn nữa nhằm tiếp tục phát huy thành tích đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là trong điều kiện vùng Tứ Giác Long Xuyên về nhu cầu lao động, ông Đỗ anh Khoa, hiệu trưởng nhà trường và đội ngũ giáo viên đều mong muốn ngành chủ quản và chính quyền các cấp cần có cơ chế thông thoáng, mạnh dạn thí điểm khoán một phần hoặc toàn bộ bộ máy, tài chính và chính sách đào tạo gắn với hành lang pháp rõ ràng theo cơ chế thị trường. Từ đó giúp Nhà trường tự chủ trong hoạt động… thì khả năng Trường Trung cấp Vùng Tứ giác Long Xuyên sẽ có nhiều đột phá mới để tạo nên thương hiệu trường đào tạo nghề bậc trung cấp Tôn Đức Thắng 2 trên vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang và thật sự khẳng vị trí dẫn đầu hệ thống trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh.
Tú Thanh
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/truong-trung-cap-nghe-vung-tu-giac-long-xuyen-nang-chu-tam-khat-vong-chu-tam-a73970.html