Khám tiền hôn nhân là gì?
Khám tiền hôn nhân hay còn gọi là khám sức khỏe tiền hôn nhân là dịch vụ khám sức khỏe tổng quát về vấn đề sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.
Thông thường, lời khuyên cho các cặp đôi muốn khám sức khỏe sinh sản là nên thực hiện trước khi kết hôn khoảng 3-6 tháng. Nếu muốn sinh con ngay sau khi kết hôn, bạn nên khám tiền hôn nhân ngay tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
Đối tượng khám tiền hôn nhân bao gồm cả nam và nữ có khả năng sinh sản.Vì vậy, dù bạn chưa có kế hoạch kết hôn thì vẫn có thể đi khám để nắm rõ các vấn đề sức khỏe của bản thân. Điều này giúp bạn chủ động điều chỉnh lối sống càng sớm càng tốt nếu có vấn đề gì xảy ra.
Ai cần quan tâm đến khám hôn nhân?
Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 - 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
Lợi ích của khám tiền hôn nhân
Lợi ích lớn nhất của khám tiền hôn nhân là giúp đánh giá sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản của các cặp đôi trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Từ đó, bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm các bệnh lý di truyền để đưa ra lời khuyên giá trị giúp các cặp đôi điều chỉnh sức khỏe.
Thêm nữa, khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng giúp cặp đôi chuẩn bị tốt tâm lý cho đời sống vợ chồng, chuyện sinh con, khắc phục và điều trị sớm các nguy cơ bệnh tật về sinh dục và sinh sản. Đây là yếu tố quan trọng để bạn bảo vệ hạnh phúc gia đình, cụ thể:
Về sức khỏe sinh sản
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe sinh sản như vùng chậu, phết tế bào cổ tử cung hoặc yêu cầu tầm soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ.
Về tiêm ngừa
Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp bác sĩ kiểm tra xem bạn đã tiêm vaccine phòng bệnh rubella, thủy đậu, viêm gan B… hay chưa. Nếu chưa thì nên tiêm đầy đủ vì đây là những bệnh phổ biến có thể gây dị tật thai nhi.
Về thuốc men
Bạn sẽ cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng để xem xét chúng có an toàn để dùng trước và trong khi mang thai hay không hoặc có nguy cơ gây dị tật cho bé không.
Kiểm soát các vấn đề sức khỏe mãn tính
Các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, lupus… đều có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để kiểm soát kỹ.
Ngoài những vấn đề trên thì bác sĩ có thể thảo luận và đưa nhiều lời khuyên hữu ích về một số vấn đề như làm sao ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi, làm thế nào để cải thiện sức khỏe, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, mẹo để chuẩn bị mang thai.
Khám tiền hôn nhân gồm những gì?
Thực chất, khám tiền hôn nhân bao gồm khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản, cụ thể:
Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe sinh sản cho nam và nữ
Huyền Ly
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/loi-ich-cua-viec-kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-a74026.html