Hà Nội chìm trong lớp sương mù dày đặc, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển

Sáng 15/1, đường phố Hà Nội chìm trong lớp sương mù dày đặc, dường như "mù mịt" đến nỗi không thể nhìn thấy một số nhà cao tầng và nhiều phương tiện phải bật đèn để đi lại trên đường phố.

Hôm nay chất lượng không khí có 21/34 trạm chạm ngưỡng xấu (mức cảnh báo 4/6), 13/34 trạm còn lại chạm ngưỡng kém (mức cảnh báo 3/6), AQI dao động trong khoảng 115 - 188.

Trong đó, những khu vực có chỉ số chất lượng không khí ở ngưỡng xấu như khu đô thị Pháp Vân (188), Hàng Đậu (187), 36A Phạm Văn Đồng (184), Lý Thái Tổ (184), Chi cục Bảo vệ Môi trường (178), Minh Khai (177), Thành Công (177) …

Hà Nội mù mịt, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển trong giờ cao điểm

Sáng nay 15/1, rất nhiều nơi tại nội thành Hà Nội đã xuất hiện sương mù dày đặc, sáng sớm có sương mù, trời rét khô

Hà Nội mù mịt, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển trong giờ cao điểm - Ảnh 2.

Sương mù khiến tầm nhìn hạn chế, nhiều tòa nhà cao tầng mờ ảo "thoắt ẩn thoắt hiện" trong lớp sương

Nhìn từ xa, nhiều tuyến đường nội thành bị phủ kín trong lớp sương dày đặc

Hà Nội mù mịt, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển trong giờ cao điểm - Ảnh 5.

Nhấp nháy những ánh đèn của phương tiện tham gia giao thông

Ngoài ra, theo kết quả quan trắc của các trạm trong khu vực miền Bắc trên trang công bố thông tin Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc cũng thể hiện chất lượng không khí đang ở mức xấu tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Nồng độ bụi PM10 trung bình 1 giờ tại 34 trạm dao động 101.2 – 280.1 µg/m3 và bụi PM2.5 dao động trong khoảng 69.5 – 146.3 µg/m3. Nồng độ chỉ tiêu bụi PM10 và PM2.5 cao gấp 1.2 lần so với cùng thời điểm ngày 13/1.

Hà Nội mù mịt, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển trong giờ cao điểm - Ảnh 4.

Dù đã 8h sáng nhưng sương vẫn bao phủ khắp nơi, không khí ẩm và lạnh giá

Hà Nội mù mịt, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển trong giờ cao điểm - Ảnh 6.

Tầm nhìn hạn chế từ vị trí 1 toà nhà

Hơn 8h sáng trời vẫn âm u mù mịt, các phương tiện tham gia giao thông phải vẫn phải bật đèn

Nồng độ bụi tăng cao khiến chất lượng không khí chạm ngưỡng xấu là do nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện thời tiết là nguyên nhân chủ yếu. Điều kiện thời tiết tương tự ngày 13/1: trời lặng gió, tốc độ gió thấp (từ 0.3 – 0.7 m/s), nhiệt độ từ 11℃ đến 15℃. Trời nhiều mây, âm u, sáng sớm sương mù dày đặc, bên cạnh đó còn một lượng khí thải đáng kể từ hoạt động giao thông, xây dựng, sinh hoạt… cũng làm cho chất lượng không khí suy giảm.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia do nhiệt độ khá thấp cùng với điều kiện lặng gió gây cản trở rất lớn đến sự khuếch tán các chất ô nhiễm trong khí quyển nên chất lượng không khí được cải thiện với tốc độ khá chậm.

Trong tình trạng chất lượng không khí đã chạm ngưỡng xấu như hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo tất cả mọi người cần giảm và hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài và nghỉ ngơi nhiều trong nhà.

Đặc biệt người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp, tim mạch nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh, mang khẩu trang chống bụi PM2.5 đạt chuẩn khi đi ra ngoài, nên lưu thông trên đường bằng các phương tiện công cộng hoặc các phương tiện có che chắn. Khi tham gia giao thông người dân nên tuân thủ sự điều phối của cơ quan chức năng, tránh hiện tượng ùn tắc.

Hà Nội mù mịt, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển trong giờ cao điểm - Ảnh 9.

Sương mù khiến bụi mịn không được khuếch tán, làm chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội tăng lên ở mức xấu có hại cho sức khỏe

Hà Nội mù mịt, nhiều phương tiện phải bật đèn di chuyển trong giờ cao điểm - Ảnh 10.

Các tòa nhà cao tầng gần như mất hút trong sương mù

Thùy Huyền (T/H)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/ha-noi-chim-trong-lop-suong-mu-day-dac-nhieu-phuong-tien-phai-bat-den-di-chuyen-a74150.html