1. Trứng luộc
Khi bạn hâm nóng trứng luộc trong lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra sự tích tụ áp suất. Vì trứng có màng và vỏ mỏng nên chúng không thể giữ được tất cả áp lực, điều này có thể dẫn đến hiện tượng nổ trong lò vi sóng.
2. Cà rốt
Cà rốt có thể được nấu chín và làm nóng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, cà rốt sống, đặc biệt là những loại vẫn còn vỏ, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu cà rốt không được rửa đúng cách và còn sót lại chất bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa điện trong lò vi sóng. Tia lửa điện này có thể làm hỏng lò vi sóng nếu nó thường xuyên xảy ra.
3. Thịt chế biến
Thịt chế biến chứa nhiều muối, chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản. Khi sử dụng lò vi sóng thì mức cholesterol mà bạn hấp thụ có thể tăng lên, dẫn đến vấn đề về tim mạch. Cách an toàn nhất để làm nóng dăm bông và xúc xích là nướng trên bếp.
4. Nước
Làm nóng nước trong lò vi sóng có vẻ là cách đơn giản. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trường hợp bỏng xuất phát từ nước đun trong lò vi sóng, đặc biệt là khi trẻ em cầm nắm. Sóng điện từ trong lò vi sóng có thể làm nước vượt quá mức nhiệt. Khi đó các phân tử nước không ổn định và có thể nổ.
5. Ớt sừng
Ớt chứa hàm lượng capsaicin cao khá dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, nó bắt đầu bốc khói và có thể dễ bị bắt lửa. Lửa và khói tỏa ra từ lò vi sóng có thể gây kích ứng da và cảm giác bỏng rát.
6. Gà
Khi bạn nấu thịt gà trong lò vi sóng, khả năng vẫn còn vi khuẩn trên thực phẩm. Tốt nhất là nấu thịt chín kỹ trên nhiệt độ trực tiếp như trong chảo, trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng.
7. Cà chua và sốt cà chua
Giống như trứng luộc, cà chua có thể gây ra hiện tượng nổ. Do thành phần chất lỏng trong cà chua tươi và nước sốt khiến chúng sủi bọt và trào ra chất lỏng.
Ngọc Anh (T/H)
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/nhung-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-ham-nong-bang-lo-vi-song-a74153.html