Chất bảo quản thực phẩm nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe

Chất bảo quản thực phẩm là các hóa chất tự nhiên hay nhân tạo được thêm vào thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn và có màu sắc bắt mắt hơn.

Chất bảo quản thực phẩm là gì?

Các phụ gia thực phẩm có tính chất bảo quản thông thường được sử dụng một mình hoặc gắn liền với các phương pháp bảo quản thực phẩm khác. Đôi khi người ta còn phân biệt giữa các biện pháp bảo quản kháng khuẩn với chống oxy hóa, trong đó bảo quản kháng khuẩn hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng, còn bảo quản chống oxy hóa hoạt động trên nguyên tắc ngăn chặn quá trình oxy hóa các thành phần trong thực phẩm.

Phân loại các loại chất bảo quản thực phẩm

Có hai loại chất bảo quản mà chúng ta thường xuyên sử dụng đó là:

Chất bảo quản tự nhiên

Chất bảo quản tự nhiên được sử dụng mỗi ngày trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Chúng không những không làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng cũng như màu, mùi vị, hay trạng thái của thực phẩm mà còn giúp chế biến ra những món ăn ngon và đẹp mắt.

Đây là các gia vị mà chúng ta sử dụng hằng ngày như: muối, đường, dầu ăn, rau kinh giới… Các chất này giúp bảo quản thực phẩm bằng cách hấp thụ nước dư thừa và ngăn chặn các vi sinh vật phát triển, ngăn chặn quá trình oxy hóa trong thực phẩm, nó giết chết các vi khuẩn và ngăn ngừa các thực phẩm không bị hỏng.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác để bảo quản thực phẩm như: lên men, làm lạnh, phơi khô…

Chất bảo quản nhân tạo

Chất bảo quản nhân tạo là những chất phụ gia được cho thêm vào sản phẩm để giữ cho thực phẩm không bị thay đổi tính chất, mùi vị. Chúng được sử dụng rất nhiều và được xem là thứ không thể thiếu đối với ngành công nghiệp thực phẩm.

Ta dễ dàng tìm thấy các chất này trên nhãn của thực phẩm bởi nó được sử dụng rất phổ biến. Một số chất bảo quản nhân tạo thường bắt gặp như là BHT,  BHA, sodium nitrat, sodium benzoat, kali nitrat, axít benzoic (E210)… đều có ở trong các loại thức ăn chế biến đồ hộp, đóng gói, hoặc các loại nước chấm, nước giải khát và cả trong bánh mì…

Ngoài ra, trên thế giới các chất bảo quản còn được chia vào các nhóm như sau:

Nhóm bị cấm: có độ độc hại cao, chứa các chất bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia – nó là phẩm màu và chất bảo quản dùng cho sơn màu, nhưng không cho thực phẩm.

Nhóm được cho phép sử dụng: chứa các chất được cho phép sử dụng vì đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe con người.

Nhóm thực phẩm: nhóm này chứa các chất có độ độc hại thấp đối với sức khỏe, vẫn có thể sử dụng ở một liều lượng nhất định.

Tác hại của các chất bảo quản thực phẩm

Tác hại của các chất bảo quản thực phẩm

Chất bảo quản thực phẩm giúp thực phẩm kháng khuẩn, nấm mốc và tươi hơn

Công dụng giúp giữ cho thực phẩm được lâu hơn là điều mà không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, khi sử dụng các chất bảo quản thực phẩm sẽ đem đến những tác hại cho cơ thể như sau:

Một số chất bảo quản thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta như thế nào

Ngày nay vì mục đích lợi nhuận, rất nhiều người kinh doanh thực phẩm dù biết rõ tác hại của các loại chất bảo quản  thực phẩm vẫn cố tình sử dụng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chất bảo quản nào phổ biến, thường xuyên được sử dụng và tác hại của chúng với sức khỏe chúng ta nhé!

Chất bảo quản BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)

Chất bảo quản BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)

Một số nước trên thế giới đã cấm sử dụng chất này trong bảo quản thực phẩm vì chúng gây nguy hiểm cho sức khỏe

Những chất độc hại như BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (butylated hydroxyanisole) vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Một số nước đã cấm sử dụng hai chất này trong bảo quản thực phẩm do tác dụng của chúng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không ít người đã bất chấp sự nguy hiểm mà vẫn sử dụng chúng trong lưu giữ thực phẩm.

Clorin

Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể phá huỷ phổi. Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều này cho thấy, clorin là một chất bảo quản cực độc. Chúng ta có thể thấy clorin được sử dụng rộng rãi trong những việc sau:

Formaldehyde (phóc môn)

Formaldehyde (phóc môn)

Một số cơ sở sản xuất bún, bánh phở dùng formaldehyde để giúp bảo quản được lâu hơn

Đây là một hợp chất thường dùng để ướp xác, cực độc và có thể gây tử vong. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn.

Chất bảo quản Sodium Nitrat và Sodium Nitrit

Chất bảo quản Sodium Nitrat và Sodium Nitrit

Ăn thịt chế biến sẵn chứa nhiều nitrite như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 42% và bệnh tiểu đường tuýt 2 là 19%

Đây là hai chất thường được sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Nitrat và nitrit có thể ảnh hưởng tới sức khỏe vì gây co mạch, tăng huyết áp, tạo thành nitrosamin – một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.

Nghiên cứu của Trường y tế công Harvard cũng cho thấy, ăn thịt chế biến sẵn chứa nhiều nitrite như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 42%, nguy cơ mắc tiểu đường típ 2 là 19%.

Chất bảo quản thực phẩm sodium benzoat

Chất bảo quản thực phẩm sodium benzoat

Khi kết hợp với axít ascorbic có trong những thực phẩm có tính axít sẽ tạo nên benzen, một loại hóa chất độc hại có độc tính với máu và cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh

Mặc dù sodium benzoat được coi là an toàn với con người, tuy nhiên khi kết hợp với axít ascorbic có trong những thực phẩm có tính axít sẽ tạo nên benzen, một loại hóa chất độc hại. Benzen có độc tính với máu và cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra benzen làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở người tiếp xúc với hóa chất này khi nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Sodium benzoat có thể gây nên phản ứng phụ như dị ứng, gây cơn hen, tăng động ở trẻ em, phát ban, huyết áp thấp, tiêu chảy, đau bụng… Những phản ứng không mong muốn này gặp với một tỷ lệ nhỏ.

Các nghiên cứu sơ bộ đã đánh giá những rủi ro có thể có khác của sodium benzoat bao gồm

Cần có nhiều nghiên cứu hơn, đặc biệt ở người, để xác nhận những phát hiện ban đầu này.

Chất bảo quản lưu huỳnh đioxít (SO2)

SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi như táo, khoai tây. Chất này còn giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn khi có tác dụng chống mốc.

Chất bảo quản carbon monoxit (CO)

CO được sử dụng rộng rãi trong bảo quản thực phẩm và rau quả tươi. Thông thường rau quả sẽ được bảo quản lạnh ngay sau khi thu hái để làm chậm quá trình dị hóa. Sau đó, chúng được đóng gói với điều kiện có nồng độ oxy thấp và CO cao hơn không khí để thực phẩm nhìn tươi, mới và hấp dẫn hơn.

Chất 2,4 D (thuốc diệt cỏ) và dioxin

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin nói rằng, tại một số khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam người ta sử dụng chất 2,4 D để giữ hoa quả lâu hơn.

Axít sorbic

Axít sorbic

Khi nói đến thực phẩm của con người, axít sorbic được sử dụng phổ biến nhất trong rượu vang, pho mát, bánh nướng, thịt

Axít sorbic thường được tìm thấy nhiều nhất trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm và mỹ phẩm.

Lưu ý khi sử dụng chất bảo quản thực phẩm

Lưu ý khi sử dụng chất bảo quản thực phẩm

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người bên cạnh là chúng ta nên lựa chọn những loại thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc organic để sử dụng nhằm đảm bảo an toàn

Văn Tú

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/chat-bao-quan-thuc-pham-nguy-hiem-khon-luong-cho-suc-khoe-a75012.html