Mẹ nắm chắc 6 nguyên tắc ăn uống để phòng tránh ung thư cho gia đình

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư. Dưới đây là 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư mà chúng ta cần biết, để chọn lựa thực phẩm nào, ăn bao nhiêu, chế biến như thế nào là những điều cơ bản cần phải lưu ý trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

Ăn như thế nào để phòng ung thư: 6 nguyên tắc ai cũng cần biết - 1

Ăn nhiều trái cây, rau củ, hoa quả tươi

Các nghiên cứu cho thấy ăn trái cây và rau cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thanh quản và phổi.

Trái cây và rau quả có nhiều loại chất khác nhau có khả năng làm giảm khả năng phát triển của ung thư. Các chất dinh dưỡng này bao gồm:

- Các nhóm chất có hoạt tính kháng ung thư carotenoid, folate, vitamin C, vitamin E, selen, flavonoid và các chất phytochemical khác (các chất tìm thấy trong cây).

- Chất xơ: Việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư ruột là điều đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%.

- Chất chống tăng sinh mạch máu mới: Đây là tác động kép, vì cả tế bào ung thư lẫn mô mỡ đều cần sinh mạch máu mới đến nuôi chúng. Do đó việc chống tăng sinh mạch máu mới vừa trực tiếp làm giảm nguy cơ ung thư, vừa gián tiếp giảm nguy cơ ung thư thông qua việc làm giảm sự phát triển của mô mỡ, tránh béo phì.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy hệ vi khuẩn đường ruột có tác động không nhỏ đến nguy cơ ung thư đường ruột, cũng như tác dụng của hóa trị trong khi điều trị. Các nghiên cứu cho thấy chất xơ có tương tác vi khuẩn trong ruột để tạo ra một số chất bao gồm butyrate. Butyrate làm thay đổi các điều kiện trong ruột, do đó các khối u ít có khả năng phát triển hơn.

Hoàn toàn có thể ăn hoa quả lúc đói, thậm chí nó còn có những lợi ích tuyệt  vời cho sức khỏe

Duy trì cân nặng lý tưởng

Béo phì là nguyên nhân thứ hai gây nguy cơ mắc ung thư cao (chỉ sau hút thuốc lá). Do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Bằng cách kiểm soát trọng lượng, phòng ngừa bệnh béo phì kết hợp với chế độ ăn uống khoa học trong bữa ăn, bao gồm: 1/2 khẩu phần là rau, hoa quả; 1/4 khẩu phần là ngũ cốc nguyên cám và 1/4 khẩu phần còn lại là đạm “tốt”.

Đồng thời hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao như thức ăn nhanh, nước ngọt,... vì chúng sẽ dễ khiến bạn tăng cân.

6 lợi ích của việc tập thể dục đúng cách 10 phút mỗi ngày

Hạn chế ăn nhiều thịt chế biến và thịt đỏ

Ăn nhiều thịt đã chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Thịt đỏ bao gồm các loại thịt gia súc như bò, heo, dê. Thịt chế biến bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt muối và các sản phẩm tương tự.

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư phân loại thịt chế biến là tác nhân gây ung thư, và thịt đỏ là nguyên nhân có thể gây ra ung thư. Các nhà khoa học ước tính khoảng một phần tư các trường hợp ung thư ruột ở nam giới, và khoảng 1/6 ở phụ nữ, có liên quan đến ăn thịt đỏ hoặc thịt chế biến.

Cũng có một số bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa thịt đỏ với ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt, và thịt chế biến với ung thư dạ dày, tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ ràng.

Không nên ăn mặn

Không nên tạo thói quen ăn mặn - Hànộimới

Muối là một gia vị không thể thiếu đối với con người. Nhưng cũng như tất cả các chất khác, ăn quá nhiều muối đến một ngưỡng nhất định cũng gây tình trạng bệnh lý và tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Bên cạnh việc ăn mặn nói chung, một số bằng chứng còn cho thấy ăn thực phẩm đã được bảo quản bằng muối, đặc biệt là rau củ ngâm muối, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Có nhiều cơ chế gây ung thư của muối được đề xuất. Một trong những khả năng là do muối có khả năng làm hỏng lớp màng trong dạ dày và gây viêm, hoặc làm cho lớp lót dạ dày nhạy hơn với chất gây ung thư như các hợp chất N-nitroso. Muối cũng có thể tương tác với Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên nạp tối đa 6 gam muối (khoảng 2.4 gam natri), tương đương lượng muối trong 1 thìa café (teaspoon) mỗi ngày.

Hạn chế ăn đồ chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh

Tác hại nguy hiểm của thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Những món ăn được chế biến bằng các phương pháp sốc nhiệt như chiên, xào, nướng,... thường sinh ra các chất làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư, nhất là các nhóm aldehyde sinh ra từ sự phân hủy chất béo (dầu mỡ), và các nhóm N-nitroso từ đạm bị sốc nhiệt. Thời gian sốc nhiệt càng lâu, nhiệt độ càng cao thì càng dễ sinh ra nhiều các chất độc hại gây ung thư.

Trong quá trình chế biến, các nhóm chất aldehyde độc hại lại dễ bay hơi, do đó người trực tiếp chế biến sẽ tiềm ẩn thêm nguy cơ ung thư phổi do hít phải các chất này trong thời gian dài.

Ngọc Anh (T/H)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/me-nam-chac-6-nguyen-tac-an-uong-de-phong-tranh-ung-thu-cho-gia-dinh-a75277.html