5 loại trái cây gợi nhớ miền Tây

Bần, Bình Bát, Cà na… là những loại trái gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và tuổi thơ của người miền Tây.

Ở miền Tây, cây bần mọc tự nhiên thành từng cụm ven sông, giúp giữ đất, tạo bóng mát và nơi cư trú cho các loài thủy sản như tép, cá tra. Trái bần có vị chát, chua, khi chín thịt bắt đầu mềm và có mùi thơm nhẹ. Con nít miền Tây có thú chèo ghe hái bần sống chấm muối ớt ăn chơi, sẵn tay hái bần về cho mẹ cắt nhỏ chấm mắm sặc, mắm rô hay kho cá, nấu canh chua cá tra với bần. Bông bần thì làm gỏi thịt, tép luộc ăn chan chán, kết hợp vị chua cay của chanh ớt trộn kèm. Ảnh: Bảo Nguyễn

Trái bần
Đây là loài cây mọc tự nhiên thành từng cụm ven sông, giúp giữ đất, tạo bóng mát và nơi cư trú cho các loài thủy sản như tép, cá tra. Trái bần có vị chát, chua, khi chín thịt bắt đầu mềm và có mùi thơm nhẹ. Trẻ em miền Tây có thú chèo ghe hái bần sống chấm muối ớt ăn, ngoài ra còn mang về cho mẹ cắt nhỏ chấm mắm sặc, mắm rô hay kho cá, nấu canh chua cá tra. Bông bần thì làm gỏi thịt, tép luộc ăn chan chát, kết hợp vị chua cay của chanh ớt trộn kèm. Ảnh: Bảo Nguyễn

Bình bát là loại cây dại, thân gỗ thuộc họ na, mọc ven mương, rạch ở nơi có đất nhiễm phèn miền Tây. Bình bát có vỏ mỏng, khi chín trái chuyển vàng, dễ nứt vỏ và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt dù thịt mỏng, nhiều hạt nhưng rất được trẻ em miền quê yêu thích. Người lớn thì thích dầm đá ăn thanh mát ngày hè. Cây bình bát cho trái quanh năm, nhưng vào vụ phải đến khi nước nổi mới có trái nhiều. Ảnh: Huỳnh Nhi

Trái Bình bát
Bình Bát là loại cây dại, thân gỗ thuộc họ na, mọc ven mương, rạch ở nơi có đất nhiễm phèn miền Tây. Trái có vỏ mỏng, khi chín trái chuyển vàng, dễ nứt vỏ và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Quả có thịt mỏng, nhiều hạt nhưng rất được trẻ em miền quê yêu thích. Người lớn thì thích dầm đá ăn giải nhiệt ngày hè. Cây bình bát cho trái quanh năm, nhưng khi nước nổi mới có trái nhiều. Ảnh: Huỳnh Nhi

Thanh trà vốn là cây mọc hoang ở vùng Bảy Núi, An Giang, nhưng ngày nay đã được nhân giống, trồng rộng rãi ở Vĩnh Long, nhiều nhất là ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh. Trái chín màu vàng tươi, nho nhỏ, có mùi thơm như xoài, cóc chín, vị chua ngọt, thường được bóc vỏ chấm muối ớt ăn trực tiếp hay làm nước giải khát, dầm đá hoặc làm mứt trái cây. Người miền Tây còn dùng thanh trà để nấu canh chua, trộn gỏi hoặc kho cá, tuy nhiên loại trái này có giá khá cao và chỉ có theo mùa từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch, nên người dân dùng me hoặc chanh thay thế. Ảnh: Huỳnh Nhi

Thanh Trà
Trái chín màu vàng tươi, nhỏ, có mùi thơm như xoài, cóc chín, vị chua ngọt, thường được bóc vỏ chấm muối ớt ăn trực tiếp hay làm nước giải khát, dầm đá, làm mứt trái cây. Người miền Tây còn dùng thanh trà để nấu canh chua, trộn gỏi hoặc kho cá, tuy nhiên loại trái này có giá khá cao và chỉ có theo mùa, từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch.
Thanh trà vốn là cây mọc hoang ở vùng Bảy Núi, An Giang, nhưng ngày nay đã được nhân giống, trồng rộng rãi ở Vĩnh Long, nhiều nhất là ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh. Ảnh: Huỳnh Nhi

Vào mùa nước nổi tháng 8 tháng 9 âm lịch là những cây cà na ven kênh rạch miền Tây lại bắt đầu sai trái, đoạn quốc lộ 61C từ TP Cần Thơ về Hậu Giang bắt đầu đầy những sạp hàng cà na tươi mới hái. Cà na có trái hình bầu dục, to bằng ngón tay cái người lớn, màu xanh căng mướt, vị chua, hơi chát nếu còn non. Khi cà na chín, trái hơi chuyển vàng và có mùi thơm dịu, kích thích khứu giác. Trái cà na được chế đủ món ăn chơi như cà na ngào, cà na ngâm đường chua ngọt. Người không ăn chua có thể đập dập trái, cắt khía bóp nước cho bớt chua rồi trộn đường, muối ớt ăn tươi cũng ngon không kém. Ảnh: Huỳnh Nhi

Cà na
Vào mùa nước nổi tháng 8, tháng 9 âm lịch, những cây cà na ven kênh rạch miền Tây bắt đầu sai trái. Đoạn quốc lộ 61C từ TP Cần Thơ về Hậu Giang đầy những sạp hàng cà na tươi mới hái hoặc sạp mứt. Cà na có trái hình bầu dục, to bằng ngón tay cái người lớn, màu xanh căng mướt, vị chua, hơi chát nếu còn non. Khi cà na chín, trái hơi chuyển vàng và có mùi thơm dịu, kích thích khứu giác. Trái cà na được chế đủ món ăn như cà na ngào, cà na ngâm đường chua ngọt. Người không ăn chua có thể đập dập trái, cắt khía bóp nước cho bớt chua rồi trộn đường, muối ớt ăn tươi. Ảnh: Huỳnh Nhi

Những cơn mưa mùa hè lướt qua báo hiệu mùa trâm miền Tây vào vụ. Có dịp đến vùng Bảy Núi, An Giang vào những ngày hè tháng 4 đến tháng 7, bạn sẽ dễ bắt gặp những cây trâm trĩu quả ven tỉnh lộ 15, khu vực xã núi Tô, huyện Tri Tôn. Trâm là loài cây thân gỗ, nhiều cành, có trái chín màu tím sẫm, căng bóng, vị ngọt và chát nhẹ, người miền Tây hái trái trâm chín ăn tươi, chấm cùng muối ớt ăn rất ngon. Ảnh: leogen.168/Instagram

Trái trâm
Có dịp đến vùng Bảy Núi, An Giang vào những ngày hè tháng 4 đến tháng 7 mùa trâm, bạn sẽ dễ bắt gặp những cây trĩu quả ven tỉnh lộ 15, khu vực xã núi Tô, huyện Tri Tôn. Trâm là loài cây thân gỗ, nhiều cành, có trái chín màu tím sẫm, căng bóng, vị ngọt và chát nhẹ, người miền Tây hái trái trâm chín, chấm cùng muối ớt để ăn chơi. Ảnh: leogen.168/Instagram

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/5-loai-trai-cay-goi-nho-mien-tay-a75513.html