Sốc phản vệ là gì và thường xảy ra trong trường hợp nào?

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Sốc phản vệ có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất khiến người bệnh bị dị ứng, không những chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở người lớn nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

1. Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng và đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức, sốc phản vệ là một hội chứng lâm sàng dễ nhận biết.

Sốc phản vệ là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến bạn bị sốc.

Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng một số khác lại rất khó để có thể xác định bởi nguyên nhân gây ra có thể là có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Khoảng 20% những trường hợp bị sốc phản vệ không xuất hiện các triệu chứng ở da hay niêm mạc, số khác lại xuất hiện triệu chứng ở hệ tuần hoàn như giảm huyết áp.

Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, huyết áp giảm khiến cơ thể có thể bị sốc phản vệ. Sốc do tiêm kháng sinh penicillin là loại sốc phản vệ hay gặp nhất.

Nguyên nhân sốc phản vệ

Tiêm thuốc kháng sinh penicillin thường gây sốc phản vệ nhất

2. Cơ chế nảy sinh sốc phản vệ

Cơ chế nảy sinh sốc phản vệ trải qua 3 giai đoạn:

Vai trò của TH2 được thể hiện một cách rõ rệt trong trường hợp bị sốc phản vệ do thuốc, với sự tham gia của IL 4 và IL5 dẫn đến sự sản sinh IgE.

Kháng thể IgE từ tế bào plasma chui qua màng tương báo và được gắn trên bề mặt của dưỡng bào.

Hậu quả của cơ chế này chính là tăng tính thẩm thấu mao quản và việc nhạy cảm quá mức của phế quản khiến cho mạch ngoại biên bị giãn, tính thẩm thấu thành mạch tăng, thể tích tuần hoàn bị giảm dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, hoạt động của cơ tim bị ảnh hưởng bên cạnh đó phế quản bị co thắt thanh quản bị phù nề, đường hô hấp bị hẹp lại gây nên tình trạng suy hô hấp cấp.

Sốc phản vệ xảy ra khi cơ thể có cơ địa dị ứng, tức là có thể xảy ra với người này nhưng có thể lại không xảy ra đối với người khác.

Sốc phản vệ là gì

Sốc phản vệ bắt đầu xảy ra khi dị nguyên đi vào cơ thể qua đường tiêm truyền

3. Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

Để chống lại những chất lạ khi đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu. Đối với những chất có hại thì đây là phản ứng hữu hiệu. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, hệ miễn dịch lại phản ứng một cách quá mẫn cảm với những chất vô hại như thức ăn...khi đó hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi các phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng dị ứng.

Thuốc uống, thuốc tiêm, truyền dịch, thức ăn hoặc nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng sốc phản vệ. Một số nguyên nhân khác gây ra sốc như bị mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát khi bị chấn thương,....

Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêmthuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ do thuốc. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp nhất gây nên tình trạng sốc phản vệ. Thức ăn hàng ngày như trứng, lạc, các loại hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây ra sốc phản vệ do thức ăn.

Cần có sự hướng dẫn và can thiệp kịp thời của bác sĩ khi bạn xuất hiện các dấu hiệu bị sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây tử vong khi không được xử lý kịp thời, chính vì vậy nếu cảm thấy cơ thể có sự thay đổi đột ngột khi tiếp xúc với tác nhân lạ cần nghi ngờ tình trạng sốc phản vệ xảy ra (phải được xử trí ngay lập tức càng sớm càng tốt). Nếu bị dị ứng thức ăn cần đọc kỹ và chú ý tới những thực phẩm đang dùng có nguy cơ cao gây nên dị ứng cho bản thân.

Xử trí đúng cách cứu sống người bị phản vệ

Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế nêu rõ: Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

Phản vệ được phân thành 4 mức độ (mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự):

1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Khi xảy ra sốc phản vệ, ngay lập tức cần:
- Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có);
- Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn;
- Gọi ngay cho cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.

Cũng theo Thông tư 51, trong xử trí cấp cứu phản vệ, Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ.

6 nguyên tắc dự phòng phản vệ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự phòng phản vệ sau đây:

1. Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.

2. Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ theo quy định.

3. Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh.

Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.

Việc thử phản ứng trên người bệnh với thuốc hoặc dị nguyên đã từng gây dị ứng cho người bệnh phải được tiến hành tại chuyên khoa dị ứng-miễn dịch lâm sàng hoặc do các bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thực hiện.

4. Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiện hành theo quy định.

5. Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc hoặc chỉ định sử dụng thuốc theo quy định. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.

6. Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng theo hướng dẫn, giải thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi khám bệnh, chữa bệnh.

Huyền Ly

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/soc-phan-ve-la-gi-va-thuong-xay-ra-trong-truong-hop-nao-a75553.html