Tìm hiểu về trái vải
Vải là loại trái cây thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có vỏ dai, khi chín có màu đỏ hoặc hồng. Phần thịt nhạt có thể ăn được bên trong bao quanh một hạt màu nâu (không ăn được). Loại trái cây này thường có vị ngọt và mọi người thường thưởng thức khi còn tươi hoặc có thể đóng hộp. Các nhà sản xuất thường sử dụng vải thiều để làm kem, nước trái cây và nước sốt. Ngoài ra, vải còn có thể làm khô và dùng làm thực phẩm như các loại trái cây khô khác. Trung Quốc là nơi có sản lượng vải nhiều nhất thế giới, tiếp đến là Ấn Độ.
Giá trị dinh dưỡng
Trung bình mỗi quả vải sẽ có trọng lượng khoảng 10g và giá trị dinh dưỡng trong mỗi 100g vải sẽ như sau:
Cứ trong 100g vải thiều, có chứa 95% nhu cầu vitamin C hằng ngày đối với phụ nữ trưởng thành và 79% nhu cầu đối với nam giới trưởng thành. Ngoài ra, vải thiều cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B và khoáng chất như magiê và kali. Tuy nhiên, sử dụng vải tươi vẫn là lựa chọn tốt hơn so với vải được đóng hộp cùng sirô vì lúc này chúng đã bị mất đi khoảng 10% dưỡng chất.
Lợi ích của vải cho sức khỏe
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2016 bởi Eswar Kumar Kilari và Swathi Putta, đã phát hiện ra tác dụng có lợi của chất chiết xuất từ vải thiều. Chất chiết xuất này ức chế tế bào ung thư và virus, bảo vệ gan và tăng cường hiệu suất tập thể dục. Cùi của vải thiều sấy khô cũng có đặc tính chứa các chất chống khối u trong cơ thể. Vì vậy, ngoài lợi ích giải nhiệt, quả vải còn có công dụng tuyệt vời và có ích cho sức khỏe.
Vải thiều giàu vitamin C giúp tăng cườngkhả năng miễn dịchcủa bạn. Vitamin C kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chống lại các vật chất lạ xâm nhập vào cơ thể.
Vải thiều chứa nhiều chất xơ giúpđiều chỉnh chuyển động của ruột, giúp đi qua đường tiêu hóa một cách trơn tru. Điều này còn có tác dụng chữatáo bónvà các vấn đề về dạ dày khác. Chất xơ kích thích dịch vị và dịch tiêu hóa thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Các proanthocyanidins có trong vải thiều được biết là có khả năng kháng virus mạnh mẽ. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra proanthocyanidins có thể có những lợi ích sức khỏe sau:
Proanthocyanidins cũng có trong các loại trái cây khác như táo, việt quất và nho.
Hàm lượng đồngtrong trái vải cao giúp tăng cườnglưu thông máutrong cơ thể. Giống như sắt, đồng cũng chịu trách nhiệm hình thành các tế bào hồng cầu. Nhiều tế bào hồng cầu có nghĩa là lưu thông máu tốt hơn và tăng oxy cho các cơ quan và tế bào.
Vải thiều giúp giảm huyết áp bằng cách duy trì sự cân bằng chất lỏng. Trái vải rất giàu kali và ít natri giúp điều hòahuyết ápcủa bạn. Kali làm giảm sự co thắt của các động mạch và mạch máu, do đó làm giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch.
Vải thiều có thể giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa và làm mờ vết thâm. Nguyên nhân cơ bản của lão hóa là do sản sinh ra các gốc tự do do stress oxy hóa cao. Vitamin C trong vải hoạt động như một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do này.
Vải chứa nhiều flavanol, chiết xuất được biết đến để điều trị chứng viêm và tổn thương mô do viêm.
Vải thiều có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như magiê, phốt pho, sắt, mangan và đồng. Những khoáng chất này được biết là làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong xương, từ đó giúp xương chắc khỏe.
Nói đến giảm cân, có rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp ích, nhưng không có loại nào như quả vải. Vải rất giàu chất xơ, có thể giúp giảm cân, bằng cách loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Ngoài ra, dù loại trái cây này có vị ngọt ngon nhưng có lượng calorie thấp. Vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy muốn ăn một thứ gì đó nhiều nước và ngọt, bạn có thể ăn 5 – 6 trái vải thay vì chọn những đồ ăn vặt có nhiều đường.
Cẩn trọng khi ăn vải
Theo một tài liệu của viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Medicine), vải thiều có thể làm giảm đường trong máu. Ngoài ra, nếu bạn ăn các quả vải chưa chín có thể dẫn đến những nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.
Năm 2014, các nhà khoa học điều tra dịch bùng phát không rõ nguyên nhân của những đứa trẻ sống gần vườn vải thiều ở Ấn Độ. Chúng thức dậy, la hét, khóc, bị co giật, hôn mê và thậm chí 40% trường hợp bị tử vong. Sau đó vài tháng, sự bùng phát này kết thúc. Điều này xảy ra hằng nay. Cuối cùng, các nhà khoa học đã xác định chính xác nguyên nhân là những đứa trẻ ăn vải chưa chín khi đói.
Những đứa trẻ này thường ăn quả vải chưa chín hoặc rơi xuống đất, chứa hàm lượng cao một dẫn xuất axít amin tự nhiên là hypoglycin. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác nhận điều này, hypoglycin trong nước tiểu của trẻ bị ảnh hưởng có mức độ cao bất thường. Hypoglycin ức chế khả năng sản xuất glucose của cơ thể, gây hạ đường huyết. Trong khi những trẻ có lượng đường huyết đã quá thấp vì chúng không ăn tối khi ăn thêm vải chưa chín thì làm đường huyết càng thấp hơn.
Các quan chức y tế kêu gọi bố mẹ cho trẻ ăn tối và hạn chế ăn nhiều vải thiều. Kết quả là các trường hợp mắc bệnh bí ẩn đã giảm đáng kể. Vậy bài học quan trọng rút ra là không ăn vải chưa chín khi bụng đói. Nếu ăn uống đầy đủ và ăn vải chín thì bạn không cần quá lo lắng nữa nhé.
Cách sử dụng và bảo quản vải tốt nhất
Quả vải có vị ngọt thanh và trước khi sử dụng, bạn cần phải rửa sạch, bóc vỏ là đã có thể thưởng thức ngay. Ngoài ra, bạn có thể dùng vải để chế biến các món tráng miệng như kem hoặc dùng kèm chung với trà để giải nhiệt và làm đẹp da trong mùa hè.
Ngoài cách chế biến trên, bạn cũng có thể dùng vải như một loại nguyên liệu cho món salad của mình để tăng thêm hương vị. Vải tươi có thể để trong tủ lạnh đến 2 tuần, hoặc có thể đóng hộp hay đông lạnh để kéo dài thời gian sử dụng. Với cách bảo quản đơn giản cùng rất nhiều công thức chế biến, vải thiều sẽ là lựa chọn không tồi để bổ sung vitamin vào những ngày hè!
Chu Dương
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/qua-vai-loai-trai-cay-nguy-hiem-nhung-co-nhieu-loi-ich-tuyet-voi-a76296.html