Cánh cửa Ô Quan Chưởng đóng kín

Những ngày Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, cửa Ô Quan Chưởng được đóng lại vào buổi tối. Đây là điều chưa từng có hàng chục năm qua, gây ngạc nhiên cho người dân.

dong cua o Quan Chuong anh 1

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long xưa. Nhiều ngày qua, di tích này bỗng đóng cửa tạo nên hình ảnh lạ lẫm đối với người dân sống xung quanh.

dong cua o Quan Chuong anh 2

Hình ảnh lúc 5h30 ngày 27/8. "Sau hàng chục năm sống tại phố cổ, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cánh cửa ô được đóng lại", ông Cường, một người dân ở quận Hoàn Kiếm cho hay.

dong cua o Quan Chuong anh 3

Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), có tên chữ là Đông Hà Môn (cửa Đông Hà - cửa ô ở phường Đông Hà trước kia). Đây là cửa ô được mở qua tường phía đông của tòa thành đất bao quanh khu kinh thành Thăng Long xưa.

dong cua o Quan Chuong anh 4

Cánh cửa có bánh xe bằng gỗ đã nhiều năm tuổi. Công trình này từng được trùng tu, sửa chữa nhiều lần.

dong cua o Quan Chuong anh 5

Trước đây khi chưa có hàng rào chốt chặn, con đường này là tuyến huyết mạch để tiểu thương đưa hàng hoá từ bờ sông Hồng vào phố cổ.

dong cua o Quan Chuong anh 6

Các chốt chặn cách ly y tế dựng lên xung quanh. Hai bên cửa đi bộ được chặn bằng xe máy và chăng dây.

dong cua o Quan Chuong anh 7

Chốt chặn vào phố chợ Thanh Hà ngay bên cửa ô được cách ly nghiêm ngặt bởi lực lượng an ninh 24/24. Việc giao hàng chỉ được trao đổi qua hàng rào kiểm soát.

dong cua o Quan Chuong anh 8

Đúng 6h, anh Khải, lực lượng dân phòng phường mở cửa cho xe cộ đi lại giữa 2 tuyến phố Ô Quan Chưởng và Hàng Chiếu.

dong cua o Quan Chuong anh 9

Cửa ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng. Đây là nơi tập trung buôn bán chiếu cói, sản phẩm của những vùng ven biển như Thái Bình, Nam Định, được người ta đưa lên Thăng Long - Hà Nội bằng đường sông những năm xưa.

dong cua o Quan Chuong anh 10

Ô Quan Chưởng hiên ngang giữa lòng phố cổ Hà Nội như một bằng chứng sống cho tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của kinh thành xưa cũ, không chỉ mang vẻ đẹp về mặt kiến trúc mà còn mang đậm ý nghĩa về mặt lịch sử của thủ đô nghìn năm văn hiến.

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/zing-newstri-thuc-truc-tuyen-a77622.html