Cái kết cho người vay tiền không chịu trả

Đẩy người cho vay vào cuộc sống “dở khóc dở cười” vì mượn tiền không chịu trả, còn thách thức pháp luật, mắng chửi người cho vay. Vì hành vi này và sự vào cuộc của luật sư mà hai vợ chồng có tên Dũng Lan ở Sóc Trăng đã phải phải trả nợ. Đây là bài học cho những ai đi vay tiền mà không chịu trả đối với pháp luật.

Lời kể đẫm nước mắt

Trước đây, vợ chồng bà Lan, ông Dũng là khách hàng thân thiết đến sấy lúa ở lò sấy lúa của bà Hồng. Lúc nào bà Hồng có tiền thì cho vay, lúc không có thì hỏi mượn của người khác cho vợ chồng ông Dũng. Vì là chỗ quen nhau lâu năm, nên bà Hồng có lần đã đi hỏi mượn của một người khác số tiền 500.000.000 đồng Cho vợ chồng ông Dũng vay. Nhưng vợ chồng ông Dũng sau đó đã quay mặt không chịu trả, đẩy cuộc sống bà Hồng đi vào bế tắc, khó khăn khi phải ngày đêm còng lưng ra để trả nợ gốc và lãi cho số này. Trong khi chồng bà Hồng đã mất, năm đứa con còn tuổi ăn học và phải chăm mẹ già đang thoi thóp giành giật sự sống từng ngày ở bệnh viện.

Theo lời bà Hồng kể, trong nhiều khoản nợ, có khoản nợ 500.000.000 đồng hỏi vay ngày 19/12/2018, đây là khoản nợ mà tôi hỏi mượn tiền của người quen cho bà Lan, ông Dũng mượn. Mỗi lần mượn tiền thì bà Lan có ghi vào sổ mượn nợ của tôi. Khi bà Lan trả nợ thì tôi với bà Lan đối chiếu sổ mượn nợ, trả khoản vay nào thì ghi chữ rồi (R) vào đó.

vay

Ảnh minh hoạ

Đối với khoản vay ngày 19/12/2018, bà Lan, ông Dũng hẹn đến tháng 6 năm 2019 mới trả. Khoản vay này bà Lan, ông Dũng đóng lãi đến tháng 3/2019. Đến tháng 4/2019 bà Lan không đóng mà qua đến tháng 5/2019 thì bà Lan đóng lãi 02 tháng (tháng 04 và tháng 05).

Thế nhưng đến hạn trả nợ thì bà Lan không trả khoản vay này mà nói là đã trả vào tháng 3 năm 2018 rồi. Tôi đưa sổ ghi nợ cho bà Lan xem để đối chiếu thì bà Lan né tránh, không hợp tác. Nhiều lần bà Hồng sang nhà vợ chồng ông Dũng, bà Lan để nói chuyện rõ ràng, nhưng lần nào hai vợ chồng này đều đóng cửa, không cho vào, thậm chí còn mắng chửi bà Hồng – Chủ nợ.

“Cuộc sống gia đình tôi bị đảo lộn, 5 đứa con tôi có đứa phải bớt phần học thêm, không được đủ điều kiện như trước. Thằng con lớn có lần phải nghỉ học để phụ tôi làm việc ở lò sấy lúa vì tôi không có đủ tiền thuê người. Mọi chi tiêu phải tiết kiệm để còn lo chữa bệnh cho mẹ tôi đang chữa trị ở bệnh viện nếu không có tiền thì sẽ không quá khỏi. Cả năm nay tôi phải cầm cố căn nhà này đi mới có đủ tiền lo cho mẹ.

Tôi đau đớn đến tuyệt vọng, trong khi nhà ông Dũng, bà Lan rất có điều kiện, nhà cửa xe hơi và có cả mấy chục sào lúa. Thế mà không hiểu sao họ không chịu trả tiền cho tôi còn mắng chửi, xúc phạm tôi thậm tệ đến thế. Thế rồi xem tivi, thấy đề cập đến vấn nạn cho vay tiền, tôi đã tìm đến nhờ sự tư vấn giúp đỡ”, bà Hồng vừa khóc vừa chia sẻ.

Nhận định của luật sư và phán quyết của t

Theo Luật sư Trần Văn Sĩ (Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ): Thứ nhất, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi bị đơn phải trả số tiền gốc là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) và tiền lãi phát sinh theo quy định của pháp luật, tính từ ngày 24/6/2019 đến nay (31/10/2019) với mức lãi suất 1,66%/tháng của bà Hồng là có cơ sở.

Bà Hồng đã cung cấp được các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc đòi nợ của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cụ thể, bà Hồng cung cấp sổ ghi nợ giữa bà và bà Lan, ông Dũng. Bên cạnh đó, tại buổi hòa giải, công khai chứng cứ bà Lan, ông Dũng đã thừa nhận việc mình có vay bà Hồng số tiền là 500.000.000 đồng và thừa nhận có sổ ghi nợ do bà Hồng cung cấp là đúng sự thật.

Căn cứ khoản 1, Điều 468 Bộ luật tố tụng dân sự (BLDS) 2015 quy định về mức lãi suất vay không quá 20%/năm (tương đương 1,66%/tháng). Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu tính lãi suất như trên là hoàn toàn phù hợp và có căn cứ. Đối với phần tiền lãi đã thỏa thuận trước đây là 3%/tháng, mặc dù mức lãi suất này vượt quá mức cho phép của pháp luật nhưng được hai bên nguyên đơn và bị đơn tự nguyện thỏa thuận và thực hiện xong. Cả hai bên nguyên đơn, bị đơn không yêu cầu tòa án xem xét lại. Do đó, cần tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận này của các bên.

Bà Lan và ông Dũng luôn nói mình đã trả hết số nợ là 500.000.000 đồng, cho bà Hồng nhưng đến thời điểm hiện nay ông Dũng, bà Lan vẫn không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc đã trả hết nợ. Tại khoản 2, Điều 91 BLTTDS có quy định: “Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập; cung cấp; giao nộp cho Tòa án tài liệu; chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó”.

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 91 BLTTDS cũng quy định “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc”. Ông Dũng, bà Lan đến ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử vẫn không đưa ra được tài liệu, cứ chứng minh cho việc đã trả hết nợ.

Theo đó, ngày 31/10/2020, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã ra bản án số 23/2020/DS-ST và bản án số 05/2021/DS-PT ngày 15/01/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đều tuyên ông Dũng, bà Lan phải trả lại cho bà Hồng số tiền 500.000.000 đồng.

Thanh Xuân

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cai-ket-cho-nguoi-vay-tien-khong-chiu-tra-a78282.html