Trẻ mắc hội chứng hậu COVID-19, làm sao để nhận biết?

Hầu như mọi người đều đã dần quen với cuộc sống sống chung với dịch COVID-19 một cách "bình thường mới". Tuy nhiên, điều khiến các bậc phụ huynh có con em đang và từng bị COVID-19 lo lắng hàng đầu hiện nay đó là hội chứng mang tên "hậu COVID-19".

Hội chứng hậu COVID-19 là gì?

Theo định nghĩa của WHO: Hội chứng hậu COVID-19 là những dấu hiệu như triệu chứng của người nhiễm COVID-19 lúc còn dương tính, đến khi đã âm tính vẫn bị kéo dài hoặc xuất hiện thêm nhiều triệu chứng.

Nguyên nhân của vấn đề này có thể liên quan đến virus. Bởi lẽ, do độc tố của virus cũng như nồng độ virus còn tồn tại trong cơ thể, không quá nhiều để test đã dương tính. Bên cạnh đó, còn có thể do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch…

đeo khẩu trang cho bé
Những trẻ đã có tiền sử mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với những người đang mắc COVID-19 hoặc sống trong vùng dịch và có những biểu hiện như:

Nếu như được chẩn đoán và phát hiện sớm, điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ sẽ được phục hồi nhanh và tốt hơn.

Trẻ mắc hội chứng hậu COVID-19: Nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời

Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều ca trẻ mắc hội chứng hậu COVID-19 đến khám. Dễ gặp nhất là những bé đã âm tính trở lại nhưng tình trạng ho vẫn kéo dài dai dẳng.

Đặc biệt, tại các bệnh viện Nhi khác cũng ghi nhận rất nhiều trẻ mắc hội chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhiều nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu COVID-19. Đa số là trẻ nhập viện đều chưa được tiêm phòng COVID-19, đáng chú ý là cũng có những bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Các bác sĩ thường xuyên đưa ra khuyến cáo đối với những trẻ đã từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ không được chủ quan, kể cả khi trẻ đã âm tính trở lại vẫn nên theo dõi trong 2 – 6 tuần. Nếu như có biểu hiện như kể trên cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị sớm.

Hiện nay, Việt Nam đã có những đơn vị thăm khám hậu COVID-19. Những người đã âm tính sau khi nhiễm vài tuần hoặc vài tháng bỗng dưng xuất hiện những triệu chứng bất thường cũng nên đi khám gấp để được chuẩn đoán điều trị. Riêng với trẻ em mắc hội chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, liên quan đến tổn thương tim, phổi, thận, mạch máu… của trẻ vô cùng nguy hiểm.

trẻ mắc hội chứng hậu COVID-19

Nếu như cha mẹ phát hiện trẻ xuất hiện những tình trạng như phát ban da, khó thở, mệt mỏi, lừ đừ thì nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không. Hiện nay, hậu COVID-19 vẫn đang còn là một vấn đề khá mới mẻ nên cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể sẽ còn nhiều thay đổi thêm về triệu chứng, cách theo dõi và phác đồ điều trị bệnh sau này.

Triệu chứng trẻ bị MIS-C hậu COVID-19

Viêm đa hệ thống s(MIS-C) hậu COVID-19 thường xuất hiện sau khi trẻ đã nhiễm bệnh từ 2 – 6 tuần. Biểu hiện lâm sàng của những trẻ mắc phải hội chứng MIS-C hậu COVID-19 này thường là sốt cao liên tục, nổi phát ban, rối loạn tiêu hóa… một số trẻ nặng hơn có thể gặp phải trường hợp biến chứng tim mạch, sốc… nếu không được thăm khám sớm và điều trị kịp thời có nguy cơ gây tử vong.

Đối với những trẻ đã có tiền sử nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với những người mắc COVID-19, sống trong môi trường vùng dịch, khi có những triệu chứng như đã kể trên có thể trẻ mắc hội chứng hậu COVID-19, cha mẹ nên theo dõi sát sao và đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp khi trẻ bị viêm đa hệ thống hậu COVID-19:

Nên làm gì để phòng tránh hậu COVID-19 cho trẻ?

Theo các khuyến cáo từ Giám độc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay dịch COVID-19 vẫn đang có diễn tiến hết sức phức tạp, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ em cũng đang có xu hướng gia tăng, do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19 này cho trẻ đó là tiêm vaccine phòng bệnh, chủ động giữ khoảng cách khi ra chỗ công cộng và bảo vệ bản thân ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Tiêm vaccine vẫn đang làm khuyến cáo hàng đầu của WHO đề nghị hiện nay. Vaccine sẽ được tập trung ưu tiên cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi phải đến trường cần được tiêm chủng càng nhanh càng tốt. Nếu trẻ được tiêm ngừa đầy đủ thì các biến chứng của bệnh cũng sẽ được giảm đi đáng kể.

Vì tác dụng thật sự của vaccine không phải là phòng ngừa được 100% bệnh như mọi người hiểu lầm, mà là để giảm các triệu chứng khi đang và đã mắc bệnh. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tuân thủ đúng 5K khi đến trường và tiếp xúc với bạn bè, khuyến khích trẻ nên hoạt động thể chất, tăng cường luyện tập và bổ sung nhiều rau sinh, dinh dưỡng đầy đủ.

Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam

Thêm một cái khó, đó là việc lây nhiễm biến chủng Omicron nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt là những trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng. Vì thế, việc tiêm ngừa cho trẻ sẽ mang ý nghĩa rất lớn, hạn chế được rất nhiều nguy cơ lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là người cao tuổi và có bệnh nền.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và được nhiều quốc gia hưởng ứng. Trong đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang làm đầy đủ các thủ tục để sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – 12 tuổi. Điều này sẽ giúp cha mẹ bớt phần nào lo lắng, trẻ cũng được tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường lớp và những hoạt động xã hội khác.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng ngay khi đủ điều kiện và được kêu gọi từ nhà trường, phường, xã… Khi đến trường phải thường xuyên nhắc nhở trẻ thực hiện 5K đầy đủ, nghiêm túc, tập luyện thể chất, kiểm soát tốt các bệnh mãn tính và tránh để trẻ bị nhiễm lạnh…

 

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/tre-mac-hoi-chung-hau-covid-19-lam-sao-de-nhan-biet-a78657.html