Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 20 người (không phân biệt giới tính, tuổi tác) sẽ có một người đã từng bị trầm cảm. Trung bình mỗi năm, số người chết vì chứng rối loạn tâm thần này lên đến có số 850.000. Có thể nói, hệ quả do trầm cảm gây ra là vô cùng nguy hiểm, không chỉ về thể chất mà cả tinh thần. Chính vì thế, việc nhận biết rõ các giai đoạn của trầm cảm rất quan trọng. Nó giúp chính bạn và người thân tránh được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra do trầm cảm, đồng thời hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, từ đó sớm bước qua giai đoạn khó khăn.
Theo các chuyên gia, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở xã hội hiện đại. Hệ quả từ rối loạn trầm cảm không chỉ đe dọa đến sức khỏe thể chất, tinh thần của người bệnh, mà còn tác động xấu đến các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Phần lớn, những người trầm cảm thường phải phải trải qua những biến cố lớn trong quá khứ, như: hôn nhân đổ vỡ, phá sản, thất nghiệp, nợ nần… Tuy nhiên, cũng có những người được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm nhưng lại không trải qua những biến cố lớn, mà đó có thể là những thay đổi trong đời sống hằng ngày, như: thay đổi môi trường sống, công việc…những sự kiện này được cho là có tác động không nhỏ đến đời sống cá nhân và tinh thần của họ.
Các giai đoạn của trầm cảm
Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, chính bản thân bệnh nhân và những người xung quanh có thể sẽ khó nhận ra do biểu hiện không rõ ràng. Cụ thể, bạn sẽ cảm thấy những triệu chứng cơ bản như đau nhức xương khớp khắp cơ thể, khó thở, hồi hộp và mệt tim…Những dấu hiệu này đôi khi sẽ khiến bạn lầm tưởng rằng bản thân đang mắc phải một bệnh lý về thân thể nào đấy. Lúc này, quá trình thăm khám có thể sẽ không tìm ra nguyên nhân chính xác. Nhưng trên thực tế, bạn rất có thể đang đối mặt với nguy cơ bị trầm cảm.
Theo các chuyên gia tâm lý, những bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm nhẹ có thể gặp phải một số triệu chứng gây làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày như:
Nếu phát hiện bản thân đang có ít nhất 2 trong số những triệu chứng kể trên, kéo dài tối thiểu trong 2 tuần, bạn nên tìm đến các phòng khám uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất. Trong trường hợp, bạn gặp phải những triệu chứng kể trên trong khoảng 2 năm, với tần xuất biểu hiện là 4 ngày trong một tuần, rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng.
Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, bạn có thể chưa cần phải sử dụng thuốc điều trị. Điều bạn cần làm là được quan tâm, sẻ chia, động viên từ những người thân xung quanh. Bên cạnh đó, người ở giai đoạn trầm cảm nhẹ cũng cần điều chỉnh lối sống, ăn uống và luyện tập lành mạnh nâng cao thể chất. Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, nếu không được can thiệp rất có thể bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn, và chuyển sang các giai đoạn khác với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Ở giai đoạn trầm cảm vừa, người bệnh sẽ có các triệu chứng tương tự như trầm cảm nhẹ nhưng với mức độ và tần suất nặng hơn.
Sự khác biệt lớn nhất giữa giai đoạn trầm cảm nhẹ và giai đoạn trầm cảm vừa là các triệu chứng của trầm cảm vừa đủ nghiêm trọng, để có thể khiến người bệnh gặp phải những vấn đề trong công việc, giao tiếp xã hội… Chính vì thế, trầm cảm ở giai đoạn này thường dễ chẩn đoán hơn.
Thông thường, giai đoạn trầm cảm nặng sẽ được chia thành 2 thể: Trầm cảm nặng có kèm các triệu chứng loạn thần, và trầm cảm nặng không kèm triệu chứng loạn thần.
Ở giai đoạn trầm cảm này, người bệnh thường có những biểu hiện như sau:
Người bệnh ở giai đoạn trầm cảm này, luôn có các hoang tưởng, ảo giác như nghe thấy tiếng nói, hay những âm thanh lạ xung quanh; tưởng tượng ra những tình huống tiêu cực, những tai họa sắp xảy ra…Thường xuyên có những ý tưởng tội lỗi, thấp hèn; gặp phải những ảo thanh, ảo khứu là giọng kết tội, phỉ báng hoặc mùi rác thối rữa.
Đối với những người bệnh ở giai đoạn trầm cảm nặng đi kèm các trạng thái rối loạn tâm thần, đòi hỏi phải có sự can thiệp kịp thời và nhanh chóng từ các chuyên gia y tế. Bởi những biểu hiện loạn thần, hành vi tự làm tổn thương bản thân, hay thậm chí là ý nghĩ tự sát…sẽ đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của bệnh nhân và cả những người xung quanh. Lúc này, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ và bắt đầu có liệu trình điều trị sử dụng thuốc, phối hợp với tâm lý trị liệu, để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Đối với những người bệnh có những biểu hiện trầm cảm, dù ở giai đoạn nào chăng nữa, việc đầu tiên bạn cần làm đó là chia sẻ tình trạng của mình với người thân, bạn bè và hoặc bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ kịp thời. Trầm cảm không đơn giản là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị khỏi trong một khoảng thời gian nhất định, mà bạn phải vượt qua bằng ý chí một cách bền bỉ. Lúc này, sự kiên trì, nỗ lực của bản thân là điều vô cùng quan trọng giúp bạn vượt qua được bệnh tật.
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/cac-giai-doan-cua-tram-cam-lieu-ban-co-dang-tram-cam-ma-khong-biet-a78700.html