Đời sống và Pháp luật phải là cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi đến thăm tòa soạn Tạp chí Đời sống và Pháp luật trong khuôn khổ buổi làm việc với Hội Luật gia Việt Nam.

Đánh giá Đời sống và Pháp luật là cơ quan báo chí tốt, có lượng bạn đọc đông đảo, thông tin chính xác, phong phú, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến xã hội, Chủ tịch nước đề nghị Tạp chí Đời sống và Pháp luật tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, cùng với đó, lưu ý đến những vấn đề mà xã hội quan tâm như tấm gương người tốt việc tốt, các vấn đề bảo vệ pháp luật, cải cách tư pháp...

Tiêu điểm - Đời sống và Pháp luật phải là cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Tòa soạn Tạp chí Đời sống và Pháp luật, trong khuôn khổ buổi làm việc với Hội Luật gia Việt Nam sáng 21/4.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu phóng viên, biên tập viên Đời sống và Pháp luật phải nêu gương trong hoạt động tác nghiệp báo chí đúng pháp luật và yêu cầu toà soạn phải tiếp tục nỗ lực đổi mới hình thức và chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo nguồn thu nhập cho cán bộ, phóng viên để có thể tiếp tục cống hiến với nghề.

Tiêu điểm - Đời sống và Pháp luật phải là cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Hình 2).

Chủ tịch nước trò chuyện với phóng viên Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Đặc biệt, Chủ tịch nước đề nghị Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật mở thêm một số mục để đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh hơn nữa các vấn đề chính trị, thời sự.

Dành lời khen cho Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Chủ tịch nước nói rằng, hệ thống, cảnh quan của tòa soạn rất hiện đại, market khổ báo đẹp, hài hoà.

Tiêu điểm - Đời sống và Pháp luật phải là cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Hình 3).

Chủ tịch nước dành lời khen cho Tạp chí Đời sống và Pháp luật về hệ thống cảnh quan của tòa soạn và maket khổ báo đẹp.

Tiêu điểm - Đời sống và Pháp luật phải là cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Hình 4).

Chủ tịch nước đề nghị Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật mở thêm một số mục để đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Thay mặt toàn thể toà soạn, Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh, Uỷ viên Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc khi nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch nước.

Ông Nguyễn Tiến Thanh khẳng định sẽ cùng với tập thể cán bộ phóng viên, biên tập viên tiếp tục cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong việc xây dựng và phát triển cơ quan báo chí, bám sát tôn chỉ mục đích, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của Tạp chí để phục vụ bạn đọc, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng thành lập, giao nhiệm vụ. “Cùng với những nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng hình thức nội dung, tiếp cận với những thành tựu mới của công nghệ, Đời sống và Pháp luật sẽ cố gắng đảm bảo nguồn thu nhập cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của toà soạn bằng hoạt động nghề nghiệp báo chí chân chính và bằng sự tin yêu của bạn đọc”- Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật khẳng định.

Tiêu điểm - Đời sống và Pháp luật phải là cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Hình 5).

Tại buổi thăm và làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tặng quà lưu niệm cho Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/doi-song-va-phap-luat-phai-la-co-quan-bao-chi-di-dau-trong-viec-tuyen-truyen-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-a78761.html