Một số dấu hiệu nhận biết gia cầm bị mắc cúm H5N1.
Theo đó, tiếp nhận Công điện số 258/CĐ-BYT ngày 27/02/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người; Tiếp theo chỉ đạo tại Công văn số 639/UBND-VX ngày 25/02/2023 của UBND Thành phố về tăng cường phòng, chống bệnh cúm A (H5N1); Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức chỉ đạo giao các sở, ngành, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức khẩn trương thực hiện nội dung tại các công văn nêu trên.
Trong đó, tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, kịp thời lây mâu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định;
Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1); các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho địa phương xử lý ổ dịch;
Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan y tế, thú y và các ban, ngành liên quan trong giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm, đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống;
Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
Thanh Xuân – Thanh Phú
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/tp-ho-chi-minh-tang-cuong-phong-chong-cum-gia-cam-lay-sang-nguoi-a79157.html