Thành phần có trong cafe
Việc xác định xem các chất có trong cà phê có tốt cho sức khỏe hay không phụ thuộc phần lớn vào cách bạn diễn giải từ "lành mạnh". Nếu mục đích của bạn là thưởng thức một thức uống thỏa mãn có ít calo, carbohydrate và chất béo, thì một tách cà phê đen trơn chắc chắn phù hợp với bạn.
Thông tin dinh dưỡng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, 01 tách (270g) cà phê đen không thêm kem hoặc đường có chứa:
Uống cafe có giúp giảm cân không?
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Trong đó, cà phê là thức uống chứa nhiều caffeine nhất với khoảng 95mg caffeine trong một tách cà phê trung bình.
Caffeine có tác dụng kích thích thần kinh trung ương nhẹ, giúp tăng cường năng lượng và tâm trạng, làm tăng sự tỉnh táo, nâng cao hiệu suất tập thể dục và nó có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất.
Caffeine tăng cường hiệu xuất tập thể dục
Bên cạnh khả năng đốt cháy chất béo, uống cà phê cũng có tác dụng tăng hiệu suất tập thể dục và phục hồi nhanh sau khi tập luyện. Nghiên cứu cho thấy, uống caffeine có những lợi ích để tăng cường sức bền cơ bắp, sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, những phát hiện này chủ yếu áp dụng cho nam giới và những người trẻ tuổi.
Caffeine hoặc cà phê có thể làm tăng hiệu suất tập thể dục ở nhiều người trong một số điều kiện nhất định. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như: thời gian uống, liều lượng caffeine và loại bài tập bạn thực hiện…
Uống cafe thế nào để giảm cân hiệu quả
Đối với những người thừa cân, béo phì, việc giảm cân phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống và tập luyện. Uống cà phê cũng là cách có lợi cho quá trình giảm cân do nó có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy chất béo và tăng hiệu suất tập luyện nhưng cần sử dụng đúng cách.
Tác hại của việc lạm dụng cafe
Lạm dụng cà phê gây mất ngủ, đau đầu, chứng ợ nóng dạ dày, chứng tiểu không kiểm soát và làm đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Caffeine làm tăng tình trạng đau nhức ở bệnh nhân gout. Sử dụng thức uống này lâu dài khiến tâm trạng người dùng dễ bị kích động do nhịp tim và huyết áp tăng cao.
Một số loại thuốc tương tác với caffeine như thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu, estrogen, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ co giật cho người sử dụng.
Hồ Nga (T/H)
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/giam-can-bang-cafe-lieu-co-hieu-qua-a79351.html