Kẽm là gì?
Cũng giống như canxi, kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với sức khỏe con người. Kẽm hiện diện ở tất cả các mô và dịch cơ thể, đặc biệt có nhiều trong não bộ.
Kẽm tên hóa học là Zn. Ảnh minh họa
Kẽm là một loại khoáng chất mà các tế bào trong cơ thể cần để chống lại vi khuẩn và virus, tạo ra vật liệu di truyền được gọi là DNA và đảm bảo các chức năng của cơ thể.
Tuy nhiên, do cơ thể không thể dự trữ kẽm, bạn phải thường xuyên bổ sung khoáng chất này để ngăn ngừa tình trạng thiếu kẽm.
Vai trò của kẽm
- Tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzyme hỗ trợ các quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, chức năng thần kinh và nhiều quá trình khác.
- Đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế trao đổi chất nhất định. Chức năng miễn dịch của kẽm có thể giúp cơ thể tự điều chỉnh khi thời tiết thay đổi theo mùa.
- Hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương và giúp chống lại các vấn đề về da.
- Có vai trò trong tổng hợp protein.
- Là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng trung hòa các gốc tự do, bảo vệ các tế bào da và tham gia vào sự phát triển của tóc và móng.
- Rất cần thiết cho hệ thần kinh và nhận thức để bảo đảm các chức năng hoạt động đúng, không rối loạn.
- Góp phần tổng hợp ADN.
- Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào.
Kẽm đối với người trưởng thành
- Với nam giới, Kẽm giúp duy trì số lượng và chất lượng tinh trùng, nâng cao khả năng thụ thai.
- Với nữ giới, Kẽm điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.
- Thêm vào đó, Kẽm còn kích thích, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, tóc và móng tay. Giúp cho mái tóc luôn bóng mượt và chắc khỏe.
- Kẽm cũng là thành phần có trong xương. Nên ngoài Canxi, muốn xương chắc khỏe cần phải bổ sung đầy đủ kẽm.
- Do kẽm là chất oxy hóa nên có khả năng giúp giảm tốc độ lão hóa. Bổ sung kẽm làm tăng cường sức đề kháng, nhanh lành vết thương.
Kẽm đối với trẻ em
- Kẽm thúc đẩy vị giác, khướu giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Kẽm đối với trẻ nhỏ
- Thiếu kẽm làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, cơ thể yếu đuối dễ mắc bệnh.
- Ngoài ra, Kẽm giúp tinh thần trẻ thoải mái, ổn định thần kinh và kẽm còn có khả năng trị bệnh tiêu chảy ở trẻ.
Triệu chững của việc thừa hoặc thiếu kẽm
- Triệu chứng thiếu kẽm: Rụng tóc, tiêu chảy, vết thương lâu lành, ăn không ngon miệng, suy dinh dưỡng.
Hiện tượng rụng tóc do thiếu kẽm.
- Triệu chứng thiếu kẽm nặng: Ở trẻ có dấu hiệu chậm lớn, cơ quan sinh dục phát triển chậm. Ở người lớn có thể tổn thương ở mắt, bất lực trong sinh lý, thậm chí bị chứng mê man, không tỉnh.
- Triệu chứng thừa kẽm: Đắng miệng, buồn nôn, tiêu chảy, có cảm giác vị kim loại trong miệng…
Dưới đây là một số nguồn thực phẩm bổ sung kẽm:
- Động vật có vỏ: Động vật có vỏ có hàm lượng calo thấp và giàu kẽm. Trong đó, hàu có hàm lượng kẽm cao nhất với 50g hàu chứa 8,5mg kẽm. Các động vật có vỏ khác như: cua, tôm, tôm hùm, vẹm chứa ít kẽm hơn hàu nhưng vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào.
- Thịt đỏ: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và thịt đứng đầu danh sách. Đặc biệt, thịt đỏ là một nguồn tuyệt vời của chất dinh dưỡng này. Thịt cũng chứa nhiều vitamin B12, loại vitamin này không có trong các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Các loại đậu: Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu kẽm thì các loại đậu là một lựa chọn tốt. Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu gà là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Chúng cũng ít chất béo, ít calo và chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như protein và chất xơ.
Thực phẩm chứa kẽm
- Nấm: Nấm có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C, E và sắt. Chúng cũng chứa một lượng germanium, một chất dinh dưỡng hiếm khi được tìm thấy trong một số loại rau giúp cơ thể chúng ta sử dụng oxy một cách hiệu quả. Trong 210gm nấm chứa 1,2mg kẽm.
Những lưu ý khi bổ sung kẽm
- Bổ sung đúng liều lượng kẽm cơ thể cần, không nên bổ sung quá nhiều. Nữ giới cần khoảng 8 mg/ ngày, nam giới cần 11 mg/ ngày. Tuyệt đối không vượt quá 40 mg/ ngày.
- Đối tượng cần được bổ sung Kẽm thường là phụ nữ mang thai và cho con bú, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa và nghiện rượu.
- Không nên chế biến thực phẩm quá chín, dễ làm mất đi lượng kẽm trong thực phẩm.
- Hạn chế bia rượu, do bia rượu sẽ làm đào thải không chỉ kẽm mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác ra khỏi cơ thể.
Hồ Nga (T/H)
Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/vai-tro-cua-kem-doi-voi-co-the-lam-the-nao-de-bo-sung-kem-a79438.html