Huyết áp cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Huyết áp cao là bệnh lý có tỷ lệ người mắc phải tương đối cao, dễ gây ra những biến chứng nguy hại. Đặc biệt, một số trường hợp có thể tử vong vì tăng huyết áp khi không ý thức được.

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...

Nhận biết triệu chứng cao huyết áp sớm, phòng tránh biến chứng cao

Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:

Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Việc chẩn đoán và chiến lược điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại nước ta hiện nay thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

Cao huyết áp có nguy hiểm không? Biến chứng và cách phòng ngừa

Huyết áp tâm thu > 120 - 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg. Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?

Hầu hết bệnh nhân lớn tuổi không biết rõ nguyên nhân tăng huyết áp là gì, các trường hợp khác chủ yếu xuất phát từ:

-  Tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp là bệnh lý có tính gia đình nên có đến 90% bệnh nhân không rõ tại sao mình mắc bệnh, nhất là người cao tuổi hoặc mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số yếu tố cũng góp phần gây ra huyết áp cao như: ăn nhiều muối, uống bia rượu hay hút thuốc lá nhiều, vận động thể lực ít, béo phì hoặc thừa cân, chịu nhiều áp lực từ cuộc sống,...

- Tăng huyết áp thứ phát

Đây là những trường hợp xác định được nguyên nhân tăng huyết áp, chiếm khoảng 10% bệnh nhân và nếu tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị thì bệnh có thể được chữa khỏi.

+ Bệnh thận.

+ Bệnh tuyến thượng thận.

+ Bệnh lý nội tiết: suy giáp, cường giáp, Cushing,…

+ Hội chứng ngưng thở lúc ngủ.

+ Dùng một số loại thuốc như: thuốc kháng viêm, thuốc corticoides, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai,…

Với người trẻ và trẻ em, cần phải loại trừ nguyên nhân huyết áp cao do hẹp eo động mạch chủ tim gây tim bẩm sinh. Trường hợp này đo huyết áp ở hay tay rất cao nhưng đo ở chân lại thấp hoặc không đo được. 

Huyết áp Cao Vô Căn - Huyết Áp Cao Nguyên Phát | Dự Báo đột Quỵ

Các triệu chứng của huyết áp cao

Đa phần các triệu chứng của tăng huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.

Những triệu chứng thường gặp ở người bị huyết áp cao

Các triệu chứng thường gặp

Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát huyết áp tại nhà

Việc điều trị tăng huyết áp muốn đạt hiệu quả tốt nhất cần có sự kết hợp giữa chỉ định thuốc từ bác sĩ (nếu cần thiết) và điều chỉnh lối sống.

- Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh hơn sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp cao. Một chế độ ăn tốt nhất cho những người mắc bệnh lý này đó là giới hạn lượng muối ăn hàng ngày. Lượng muối lý tưởng hàng ngày nên sử dụng cho những người bị huyết áp cao được khuyến cáo là không vượt quá 1.500 mg/ngày. Việc làm này sẽ làm giảm sự giữ nước vì ăn quá nhiều muối gây giữ nước từ đó khiến cho huyết áp và thể tích máu tăng lên.

- Duy trì cân nặng ổn định: Không chỉ đối với bệnh huyết áp cao mà đối với thể trạng sức khỏe nói chung, việc duy trì cân nặng ổn định luôn luôn có ích. Nếu để rơi vào tình trạng thừa cân, không những dễ tăng huyết áp mà còn khiến cho cơ thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

- Thể dục thường xuyên: Việc này rất tốt cho hoạt động của các mạch máu và tim nhờ đó mà giúp cho huyết áp được giảm xuống một cách hiệu quả.

- Dừng hút thuốc lá: Bản thân thuốc lá gây hại cho các mạch máu và khiến cho huyết áp tăng lên. Do đó, bỏ hút thuốc cũng là cách để kiểm soát tốt huyết áp của mỗi người.

- Ít uống bia rượu: Những người thường xuyên uống nhiều rượu bia có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vì thế, để tránh điều này xảy ra, tốt nhất cần kiêng uống rượu bia, nếu không thì chỉ nên uống không quá 2 ly rượu (với nam giới) hoặc 1 ly rượu (với nữ giới) trong một ngày.

Hồ Nga (T/H)

Link nội dung: https://suckhoephapluat.nguoiduatin.vn/huyet-ap-cao-trieu-chung-va-nguyen-nhan-a79518.html